Trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ (CNN)

 

(Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp, Thầy Trường mở các lớp học thêm toán 9lớp học thêm toán 8luyện thi vào 10)

Trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ (CNN) thuộc hệ thống các trường công lập nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trường chịu sự quản lý của trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQG Hà Nội về tổ chức, nhân sự, cơ sở vật chất và tài chính.

Địa chỉ: Đường Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: +84 43754 9958

Email: info@flss.edu.vn

Xem tiếp để tìm hiểu các thông tin về cơ sở vật chất, chính sách học phí, chương trình học của nhà trường, đánh giá của các phụ huynh.

Cơ sở vật chất Trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ (CNN)

Chuyên Ngoại ngữ có diện tích gần 4.000m2, nằm trong khuôn viên ĐH Ngoại Ngữ – ĐH Quốc gia HN. Trường gồm 1 toà nhà 4 tầng, với 33 phòng học văn hoá, 7 phòng học tiếng. Còn có 2 phòng thí nghiệm, 1 phòng máy tính, 1 phòng truyền thống, 8 phòng chức năng.

Các phòng học đều có điều hòa nhiệt độ, máy chiếu và có hệ thống loa kết nối với loa tổng. Trường còn trang bị phòng học tiếng với các loại đầu chạy đĩa CD và máy chiếu rời.

Thư viện trường được đầu tư rất nhiều sách, truyện ngoại văn. Học sinh Chuyên ngoại ngữ còn có thể sử dụng thư viện ĐH Ngoại Ngữ. Những trang thiết bị này đều để phục vụ phát triển toàn diện 4 kĩ năng nghe-nói-đọc-viết.

Chính sách học phí

Theo thông báo xét tuyển lớp 10 hệ không chuyên năm học 2017 – 2018, học phí là 2.050.000 đồng/tháng. Lệ phí xét tuyển 100.000 đồng.

Trong thông báo 12/12 về việc tuyển sinh lớp 10 năm 2018, lệ phí tuyển sinh là 450.000 đồng. Đã bao gồm phí đăng kí dự thi và lệ phí thi. Thí sinh nộp 1 lần cùng 1 hồ sơ đăng kí dự thi. Không hoàn trả nếu bỏ thi.

Ngoài ra, còn có các lớp ôn thi cấp tốc cho học sinh có nhu cầu thi vào trường. Các đợt thi thử vào tháng 2, 3, 4. Với kỳ thi thử, lệ phí cũng là 450.000 đồng.

Chương trình giáo dục và chất lượng đào tạo

Ngoài môn Ngoại ngữ chuyên (1 trong 7 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức, Nhật, Hàn Quốc), học sinh có cơ hội học thêm một ngoại ngữ 2 theo nguyện vọng.

Từ năm học 2009-2010, trường bắt đầu thực hiện đề án giảng dạy các môn khoa học bằng tiếng nước ngoài. Hiện tại, đó là môn Toán bằng tiếng Anh cho học sinh lớp 10 và 11 (1 tiết/tuần).

Học sinh được học 2-4 tiết/tuần với giáo viên bản ngữ.

  • Mục tiêu đào tạo ngoại ngữ

Các môn ngoại ngữ chuyên đều có chuẩn đầu ra theo các khung tham chiếu có uy tín và được công nhận. Cụ thể:

– Tiếng Anh: Tối thiểu bậc 4 theo Khung Năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tương đương trình độ B2 – khung tham chiếu Châu Âu)

– Tiếng Nga-Pháp-Trung-Đức-Nhật: đến năm 2020, phấn đấu 70% học sinh đạt tối thiểu bậc 4 theo Khung Năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tương đương trình độ B2 – khung tham chiếu Châu Âu).

Trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ định hướng đào tạo song song hai ngoại ngữ. Học sinh được chọn thêm một ngoại ngữ ngoài môn ngoại ngữ chính.

  • Hoạt động ngoại khoá

Các hoạt động ngoại khoá của trường theo lịch 1 buổi/tuần (chiều thứ Tư).

Hệ thống câu lạc bộ thuộc các lĩnh vực: Thể thao, Nghệ thuật, Khoa học trẻ, Lãnh đạo trẻ, Tình nguyện, Báo chí – Truyền thông… Học sinh tự vận hành, giáo viên giám sát, cố vấn.

Các hoạt động ngoại khoá chính bao gồm: Định hướng tân học sinh (10+), Sân khấu hoá TPVH, Hội vui KHTN, Dạ hội “Sắc màu chuyên ngoại ngữ”, CNN Idol & Prom, Cuộc thi hùng biện bằng ngoại ngữ, Hội thao chào Xuân, CNN Can Cook…

Nhận xét của phụ huynh

  • Năm 2010

Zinette: Chuyên ngữ là trường mình học cấp 3, cảm nhận là rất ok. Học sinh chăm học. Thầy cô giáo tâm huyết với nghề. Riêng các thầy cô ngoại ngữ thì yên tâm vì thầy cô lý thuyết và thực hành cực giỏi. Tuy nhiên, hồi tớ học (92-95) thì trường ít hoạt động ngoại khóa. Học sinh hơi biệt lập. Bây giờ thấy khá hơn rồi. Năm ngoái về trường dịp 40 năm, thấy các em khóa mới bây giờ năng động lắm.

  • Năm 2009

Chongngoanthaygioi (So sánh trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ và Amsterdam):

Chuyên AMS và Chuyên Ngoại Ngữ khác nhau nhiều đấy. Học sinh AMS tại sao hay nổi tiếng năng động vì hay tìm kiếm được mấy cái suất học bổng rồi đi. Phần nhiều nhờ vào việc chấp nhận các đối tác du học bên ngoài. Trong khi đó các trường chuyên TH,SP, NN thì vì thuộc vào 1 trường ĐH nên đương nhiên người ta không muốn mất người. Vì nếu như thế hóa ra đi tuyển hộ cho mấy trường bên Sing,… à?

Về đội ngũ giáo viên, theo logic mà suy luận, em tin là giáo viên bên Chuyên NN chắc tay hơn bên AMS. Vì dẫu sao khâu tuyển người do trường ĐH làm chứ không phải do ông Sở GD Hà Nội làm.

Về học hành, bên chuyên Ngữ nghiêm túc hơn nhiều. Học sinh AMS đa số ở HN, hay adua học thêm nên trong khi lên lớp học thường không nghiêm túc, phụ huynh chạy đua … vũ trang nhau nên hay bị tốn kém cái không cần thiết.

Trong khi bên CNN nghiêm túc hơn, em gái em học trường này em biết. Tất nhiên, thành phần lởm khởm thì trường nào cũng có. Trường này nhiều học sinh các tỉnh về nên ngoan. Có chị ở trên nói trường này đào tạo ra nhiều gà công nghiệp thì em xin thưa là bọn học sinh đã thi đỗ và vào học chuyên chả có đứa nào là gà công nghiệp cả. Cái thời giáo dục cổ lỗ ấy dần đã qua rồi. HS chuyên NN cũng năng động không kém cạnh bất kì đâu.

KinEgi:

Nếu chị thích cho con học giỏi đều thì vào CNN. Em đang học ở đây. Nó bắt học đều lắm ạ. Thi thố thì cái gì cũng phân phòng. Toán thì nâng cao. Mấy môn học thuộc lòng trường khác cho điểm thì trường này chấm đắt lòi luôn. Em học mới được 1 năm ở CNN mà thấy vất vả chật vật lắm. Đúng là thi đỗ 1 chuyện học còn là chuyện to hơn… Học thấy mệt và áp lực ghê.

Embehanoi:

Em cũng là dân chuyên ngữ “gốc” này. Học ở CNN từ hồi lớp 6 (lúc chưa có chuyện tách cấp 2 ra khỏi cấp 3). Đến lớp 7-9 thì học bán công CN (lúc này cấp 2 tách thành bán công) và cấp 3 lại học ở CNN SPNN.

Nói chung là em hoàn toàn hài lòng với môi trường và cách dạy ở CNN. Nền tảng kiến thức mình thu nhận được hồi cấp 3 cho đến giờ vẫn giúp ích mình rất nhiều trong công việc (nhất là về ngoại ngữ). Bạn bè rất okie và “pure”. Giờ hội em đều ra trường đi làm, hầu hết đều có công việc khá ổn, lương lậu tốt. Em cũng chưa thấy ai phàn nàn là môi trường ở CNN làm cho mọi người không năng động này khác. Có khi ngược lại mới đúng. Nếu cho chọn lại em vẫn sẽ chọn CNN.

Ước vọng mùa xuân:

Mình học SPNN nên có tiếp xúc với nhiều bạn học chuyên ngữ. Bản thân mình rất phục các bạn chuyên ngữ vì học giỏi đều, có kinh nghiệm sống độc lập vì nhiều người ở trọ từ khi học cấp III. Học trong trường mình thấy các em chuyên ngữ cũng rất năng động. Một số phong trào của trường cũng có các em đóng góp.

Trong ký túc xá bọn mình hồi đó, cũng có một vài phòng học sinh chuyên ngữ. Các em cũng có phong cách rất riêng, cá tính riêng. Tất nhiên là không nghịch ngợm như HS các trường khác. Vì các em nhiều người ở ngoại tỉnh lên, phải tự tổ chức cuộc sống của mình chứ không được vô tư chỉ ăn học chơi như các em HS ở HN. Cảm nhận chung của mình là khá ngoan. Các bạn của mình từ chuyên ngữ ra cũng vậy. Mình vẫn thấy các bạn chuyên ngữ khác khi lên đại học không học với nhau nữa vẫn đến thăm nhau, quan tâm đến nhau.

(Thông tin, hình ảnh tham khảo từ website CNN, ĐH Ngoại Ngữ – ĐH Quốc gia HN.
Nhận xét của phụ huynh tham khảo từ webtretho, lamchame)

Tìm hiểu thêm thông tin các trường THPT khác tại Hà Nội,thầy giáo dạy toán giỏi,địa chỉ học toán tin cậy tại đây học thêm toán 12

 

 

Liên hệ với chúng tôi

Xem thêm

0979.263.759