Nhật ký học tập – phương pháp giúp mẹ biết con học thế nào, hiểu tới đâu
Nhật ký học tập (Journaling) được coi là công cụ cực kỳ hữu ích giúp cha mẹ có thể đánh giá chất lượng học tập của con.
(Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp, Thầy Trường mở các lớp học thêm toán 8, học thêm toán 7 tại Hà Nội)
Nhật ký học tập là gì?
Nhật ký học tập là việc ghi chép lại trên giấy những suy nghĩ, hiểu biết, những lý giải của trẻ về các ý tưởng, khái niệm. Thông thường, trẻ sẽ sử dụng một cuốn sổ để ghi nhật ký. Đảm bảo rằng, trẻ sẽ chia sẻ cuốn sổ nhật ký học tập này với bạn.
Theo các chuyên gia giáo dục, có một số dạng nhật ký học tập sau:
1. Nhật ký 2 cột (Double-entry Journals):
-
1 cột ghi khái niệm, quan điểm.
-
Cột còn lại là phần làm rõ khái niệm, quan niệm đó, dựa trên thông tin văn bản mà trẻ đọc được.
-
Nhật ký 2 cột giúp trẻ phân tích khái niệm, quan điểm một cách rõ ràng, mạch lạc.
2. Nhật ký suy tưởng (Reflective Journals):
-
Trẻ viết cảm nhận, suy nghĩ của mình về những điều trẻ đã học, cách trẻ đã học.
-
Nhật ký suy tưởng giúp trẻ phát triển kỹ năng siêu nhận thức (metacognition).
3. Nhật ký hội thoại (Dialogue Journals):
Trẻ ghi chép lại cuộc trò chuyện với bạn cùng nhóm hoặc với cha/mẹ về một chủ đề yêu thích.
4. Ghi chép học tập (Learning Log):
-
Đơn giản là trẻ ghi chép thông tin chính về bài học,
-
Có thể đánh dấu vào những điểm cần làm rõ.
Tại sao Nhật ký học tập lại quan trọng?
1. Với phụ huynh
Nhật ký học tập của trẻ là nguồn thông tin cực kỳ quan trọng đối với cha mẹ. Nó giúp phụ huynh hiểu về những khó khăn trong học tập, những quan niệm sai lầm, điểm mạnh, điểm yếu và khả năng nhận thức của con.
Như vậy, hướng dẫn con ghi nhật ký học tập hàng ngày chính là cách để cha mẹ đánh giá chất lượng học tập của con. Từ đó, có thể đưa ra những chỉ dẫn, điều chỉnh phù hợp.
2. Với bản thân trẻ
Khi viết ra thành lời văn những suy nghĩ, ý tưởng, cảm xúc, trẻ rèn luyện được kỹ năng viết một cách đều đặn.
Quá trình ghi nhật ký thêm một lần nữa giúp trẻ nhìn lại những gì đã học, đã cảm nhận. Nhờ thế, trẻ chủ động hơn và ham thích học hỏi, khám phá hơn.
Ghi nhật ký học tập hàng ngày còn giúp trẻ theo dõi để khi cần thiết, xem lại những ý tưởng, suy nghĩ đã viết. Việc này rất có ích cho hoạt động viết trong tương lai của trẻ.
Làm thế nào để thực hành ghi Nhật ký học tập?
1. Khi bắt đầu sử dụng nhật ký học tập, bạn hãy làm mẫu về việc ghi nhật ký cho trẻ.
-
Nói rõ cho trẻ biết, nên đảm bảo các yếu tố như chất lượng, nội dung, độ dài nhật ký ra sao
-
Khích lệ trẻ mở rộng, tranh luận, làm rõ, bảo vệ quan điểm và đặt câu hỏi thắc mắc cho chính ý tưởng của mình.
2. Sau đó, lên kế hoạch để làm rõ các điểm sau:
-
Trẻ sẽ viết nhật ký học tập bao lâu một lần?
-
Viết khi nào?
-
Viết trong bao lâu?
-
Viết vì mục đích gì?
3. Cách chuẩn bị, sắp xếp và thực hành Ghi nhật ký học tập:
– Nhật ký học tập có thể là một cuốn sổ được đóng gáy hoàn chỉnh hoặc một tập giấy được kẹp lại với nhau.
– Nếu bạn có một nhóm trẻ,
-
Có thể chọn riêng một góc trên giá sách hoặc một nơi nào đó để đặt nhật ký học tập.
-
Phân công cho từng trẻ, mỗi tuần chịu trách nhiệm phát và thu lại sổ nhật ký học tập của các bạn trong nhóm.
– Nếu cuốn sổ nhật ký được sử dụng với các mục đích khác nhau,
-
Bạn hãy đề nghị trẻ chia cuốn sổ làm nhiều phần.
-
Các phần này có thể được đặt tên theo tên môn học.
-
Hoặc đặt tên theo dạng nhật ký (đã nêu ở trên).
– Thảo luận với trẻ để thống nhất cách nhận biết từng trang nhật ký trong sổ.
-
Ví dụ, ghi ngày tháng ở đầu mỗi trang nhật ký.
-
Trẻ cũng có thể sử dụng số ghi ở cuối trang hoặc bất cứ ký hiệu nào mà trẻ thích.
-
Việc này giúp tìm lại các trang nhật ký cũ thuận lợi hơn.
– Cho trẻ khoảng thời gian phù hợp để tổng hợp suy nghĩ và viết vào sổ.
-
Nói với trẻ rằng bạn sẽ cho trẻ viết bao nhiêu dòng, trong bao lâu.
-
Để trẻ ngồi ở một nơi yên tĩnh, thoáng mát, giúp trẻ tập trung khi viết.
4. Nhận xét, ý kiến
Khi xem xét nhật ký học tập của trẻ, bạn cần đưa ra nhận xét, ý kiến của mình. Có thể viết dưới dạng:
-
một dấu hỏi chấm ở bên thông tin bạn muốn trẻ làm rõ hơn;
-
vài ghi chú ở lề trang giấy
-
hay một số ký hiệu để trẻ biết bạn đã đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về những gì trẻ viết.
Làm thế nào để nâng cao cấp độ tư duy của trẻ?
-
Nhật ký học tập sẽ phát huy hiệu quả cao nhất nếu bạn dành thời gian để đọc và bình luận những gì con chia sẻ trong đó.
Tốt nhất, những bình luận của bạn không nên mang ý đánh giá hay phán xét gì hết. Chúng nên hướng trẻ tới việc đào sâu suy nghĩ và làm phong phú thêm chủ đề trẻ đang học.
Ví dụ: Bạn có thể viết: “Mẹ thích cách con quan sát các cây trong vườn nhà mình. Lần tới, mẹ gợi ý con có thể thêm vài hình vẽ minh hoạ. Ngoài ra, con có thể xem xét việc nếu nhà mình để đèn sáng suốt đêm thì sao nhỉ? Mẹ rất muốn nghe ý kiến của con về vấn đề này…”.
-
Để phát triển nhận thức của trẻ ở mức cao hơn, khích lệ trẻ viết về phương pháp học của mình.
Chứ không đơn thuần là ghi chép lại những gì đã học. Đặt câu hỏi để khuyến khích trẻ đào sâu suy nghĩ, tìm cách sáng tạo, nâng cao chất lượng học tập.
Sử dụng Nhật ký học tập khi nào?
1. Môn đọc/học tiếng Anh
-
Đề nghị trẻ viết về mối liên hệ với một sự kiện hoặc một nhân vật trong sách.
-
Trẻ có thể viết về những điểm tương đồng giữa 1 nhân vật này với 1 nhận vật khác. Hoặc giữa bản thân trẻ với nhân vật.
-
Nếu có 1 nhóm, trẻ có thể chia sẻ ý tưởng, các câu, từ trẻ đã viết trong nhật ký học tập của mình.
2. Viết
-
Đề nghị trẻ sử dụng nhật ký như một nguồn thông tin và ý tưởng của riêng mình, nhằm phục vụ kỹ năng viết.
-
Cho trẻ 1 trích dẫn ý nghĩa liên quan tới nội dung trẻ học. Đề nghị trẻ diễn giải trích dẫn đó theo ý hiểu của mình dưới dạng viết.
Ví dụ:
Với câu nói của George Washington Carver: “No individual has any right to come into the world and go out of it without leaving behind him distinct and legitimate reasons for having passed through it.” (tạm dịch: Không cá nhân nào có quyền đến và đi khỏi thế giới này mà không thể lại nguyên do chính đáng, riêng biệt của mình).
Đề nghị trẻ suy ngẫm xem, câu nói trên phản ánh hay không phản ánh chính thái độ với cuộc sống của trẻ.
3. Toán
-
Nhật ký học tập môn Toán giúp trẻ sử dụng ngôn ngữ toán học chính xác hơn.
-
Nó khích lệ trẻ suy ngẫm về những kiến thức đã học và tìm ra cách giải toán của riêng mình.
Ví dụ:
Với bài học về ước lượng, đề nghị trẻ giải thích từng bước trong quá trình thực hiện ước lượng. Làm rõ trẻ sẽ nhớ những bước đó bằng phương pháp nào. Khích lệ trẻ viết ra những lý giải của mình để các bạn khác cũng có thể hiểu được.
4. Nghiên cứu xã hội
Nhật ký học tập giúp trẻ tạo liên kết, diễn giải các sự kiện, ành động, ghi chép thông tin quan trọng và suy ngẫm về việc học.
Ví dụ:
khi trẻ học bài học lịch sử về Cách mạng Mỹ, đề nghị trẻ viết nhật ký nêu cảm tưởng về cách những người sáng lập tạo ra Luật Nhân Quyền, Bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ như thế nào.
5. Khoa học
Nhật ký học tập môn khoa học giúp trẻ kích hoạt/vận dụng kiến thức nền và đưa ra các giả thuyết tốt hơn.
Ví dụ:
-
Trước khi bắt đầu bài học về chu kỳ sống, hướng dẫn trẻ giải thích hay vẽ ra những gi trẻ biết về chu kỳ sống trong nhật ký.
-
Cuối bài học, đề nghị trẻ viết nhật ký những điều đã học được.
-
Đối chiếu chúng với những kiến thức ban đầu.
-
Đưa ra lý giải hoặc thay đổi phù hợp.
Ví dụ cụ thể về áp dụng phương pháp ghi Nhật ký học tập
-
Cuốn sách: The Sun, the Wind, and the Rain
-
Tác giả: Lisa Westberg Peters
Bước 1: Hướng dẫn về từ vựng
– Đề nghị trẻ viết ra những gì trẻ đã biết về mặt trời, gió và mưa vào sổ nhật ký học tập.
– Giới thiệu với trẻ những từ sau: shifted, seeped, gouged, canyons, peak, plain, sandstone.
– Hướng dẫn trẻ ghi lại các từ trên vào nhật ký.
– Với mỗi từ, đề nghị trẻ suy nghĩ, tập hợp ý tưởng và viết vào nhật ký mọi từ, cụm từ, ý tưởng có liên quan.
– Nếu có nhóm trẻ, đề nghị nhóm thảo luận ý nghĩa các từ và điền vào một biểu đồ. Nếu không, bạn có thể thảo luận với trẻ.
– Đề nghị trẻ xem lại biểu đồ của chính mình. Trong sổ nhật ký, đưa ra những chỉnh sửa cần thiết.
Bước 2: Đọc cuốn sách The Sun, the Wind, and the Rain.
Cuốn sách tập trung vào cách những ngọn núi được tạo ra như thế nào, dựa trên ngọn núi mà một cô bé dựng lên bằng cát.
– Chỉ ra các ngữ cảnh sử dụng của nhóm từ liệt kê ở trẻ.
– Thảo luận với trẻ cách mặt trời, mưa, gió thay đổi ngọn núi cát của Elizabeth và núi ngoài đời thực như thế nào.
Bước 3: Điền vào biểu đồ
– Giao cho trẻ 1 biểu đồ để trống với các tiêu đề dưới đây.
– Cùng trẻ điền vào các cột, sử dụng từ và thông tin trong cuốn sách.
Bước 4: Ghi nhật ký
– Đề nghị trẻ ghi vào nhật ký cách ngọn núi thay đổi như thế nào và giải thích xem trẻ biết gì về tác động của mặt trời, gió, mưa.
– Khích lệ trẻ đưa ra suy luận về việc những ngọn núi thật thay đổi ra sao, dựa trên những gì đã xảy ra với ngọn núi cát của Elizabeth.
– Đề nghị trẻ sử dụng nhật ký và viết về quá trình lập luận để dẫn tới kết luận cuối cùng như thế nào.
Ví dụ:
Chúng ta đã học về từ vựng và đọc cuốn sách. Chúng ta đã đọc lại một số đoạn trong sách. Mẹ biết rằng mặt trời làm khô cả 2 ngọn núi. Mẹ biết rằng, không có nước, cát và bụi không thể gắn vào nhau. Mẹ cũng biết rằng, gió cuốn một ít bụi mang đi. Đó là một nguyên do khiến những ngọn núi thật thay đổi.
Bước 5: Nhận xét
Đọc nhật ký của trẻ và đưa ra nhận xét thích hợp.
Theo Teacher Vision