Các kiểu chơi đùa quan trọng với sự phát triển của trẻ

(Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp, Thầy Trường mở các lớp học thêm toán 7 học thêm toán 8 luyện thi vào 10 tại Hà Nội)

1 Chơi đùa ngẫu hứng

Chơi ngẫu hứng đề cập tới những hoạt động khi trẻ không thực sự chơi. Hình thức chơi này thường gặp nhất ở bé sơ sinh đến 3 tháng tuổi. Bé có thể thực hiện những chuyển động có vẻ ngẫu nhiên, hoàn toàn không vì mục đích gì. Dù vẻ ngoài là vậy nhưng đó vẫn thực sự là một dạng chơi đùa. Nó giúp tạo nền móng cho việc khám phá, chơi đùa trong tương lai.

2 Chơi một mình

Kiểu chơi đùa này có ý nghĩa quan trọng bởi nó dạy trẻ cách tạo niềm vui cho chính mình. Đây chính là những viên gạch đầu tiên để xây nên hành trình dài, khi trẻ có thể tự lo cho bản thân. Bất cứ đứa trẻ nào cũng có thể chơi một mình. Nhưng kiểu chơi đùa này phổ biến nhất ở độ tuổi 2-3 tuổi. Tầm này, trẻ vẫn còn thiếu các kỹ năng giao tiếp tốt và chủ yếu chú trọng vào mình. Nếu một bé tính nhút nhát và không hoà nhập tốt với bạn cùng chơi, bé sẽ thích chơi một mình.

3 Chơi với vai trò người quan sát

Kiểu chơi đùa này đơn giản là trẻ quan sát những bạn khác chơi đùa và không tham gia hoạt động đó. Nó đặc biệt phổ biến ở trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển vốn từ vựng. Đừng lo lắng nếu con bạn hành xử theo cách này. Có thể con cảm thấy ngượng, con cần học các quy tắc. Cũng có thể do con là em bé nhất và muốn lùi lại một bước trong khoảng thời gian nhất định mà thôi.

4 Chơi bên bạn

Đưa 2 bạn nhỏ 3 tuổi vào cùng một căn phòng. Và đây sẽ là điều bạn được chứng kiến: bọn trẻ chơi đùa vui vẻ bên cạnh nhau, trong thế giới riêng của mình. Như vậy không có nghĩa là trẻ không thích nhau. Mặc dù có ít giao tiếp xã hội với bạn chơi, trẻ chơi đùa độc lập ở bên cạnh trẻ khác thực sự học hỏi được những điều ý nghĩa. Ví dụ: đợi tới lượt chơi và một số phép lịch sự khác. Bề ngoài, bạn có thể nghĩ trẻ không hề chú ý tới nhau. Thực tế, trẻ thực sự để mắt tới bạn cùng chơi với mình và bắt chước hành động của bạn đó. Chính vì vậy, chơi đùa bên bạn được xem là cầu nối giữa các kiểu chơi đùa đơn giản trước đó và phức tạp hơn sau này.

5 Chơi liên kết

Hình thức chơi đùa này có sự khác biệt nhỏ so với kiểu chơi bên bạn. Chơi liên kết cũng là trẻ chơi độc lập cạnh nhau nhưng đã có sự liên kết giữa hoạt động của trẻ. Ví dụ, một nhóm trẻ đang xây dựng thành phố từ các khối xếp hình. Mỗi trẻ xây một toà nhà riêng nhưng duy trì nói chuyện và liên quan đến nhau. Đây là giai đoạn chơi đùa quan trọng bởi nó giúp trẻ phát triển:

  • kỹ năng xã hội (Chúng ta xây gì bây giờ nhỉ?)
  • giải quyết vấn đề (Làm thế nào để thành phố này lớn hơn?)
  • hợp tác (nếu ghép lại với nhau, chúng ta có thể làm cho thành phố này còn to hơn nữa)
  • ngôn ngữ (học cách noi để truyền tải thông điệp cho nhau)

Qua hình thức chơi đùa liên kết, trẻ bắt đầu tạo nên tình bạn thực sự.

6 Chơi hợp tác – chơi với nhau

Chơi đùa dưới dạng hợp tác – cùng chơi – là khi tất cả các giai đoạn bên trên hợp nhất. Và trẻ bắt đầu thực sự chơi với nhau. Hình thức chơi này phổ biến ở trẻ sắp tới tuổi vào lớp 1 hoặc ở trẻ nhỏ hơn nhưng có anh/chị hoặc có nhiều bạn xung quanh. Chơi đùa kiểu hợp tác, trẻ sẽ vận dụng mọi kỹ năng xã hội có được và biến chúng thành hành động. Ví dụ: bọn trẻ chơi trò cá ngựa (hoặc các trò board games khác), chơi theo nhóm ngoài trời… Chơi kiểu hợp tác đánh dấu bước đệm cho những tương tác trong tương lai khi trẻ dậy thì và trở thành người lớn.

7 Các kiểu chơi đùa khác

Trong khi những giai đoạn trên có ý nghĩa đặc biệt với sự phát triển của trẻ, một số dạng chơi đùa khác cũng góp phần vào hành trình trưởng thành của trẻ. Những dạng chơi đùa này thường hình thành khi trẻ đến giai đoạn chơi hợp tác. Chúng có thể bao gồm:

1. Trò chơi tưởng tượng/diễn kịch:

Khi con bạn thích chơi trò hoá trang, làm bác sĩ hay trò chơi nhà hàng, đó là trẻ đang chơi tưởng tượng/đóng kịch. Qua đó, trẻ không chỉ vận dụng trí tưởng tượng mà còn học cách đợi đến lượt, hợp tác, chia sẻ, phát triển ngôn ngữ. Nhờ quá trình nhập vai, trẻ cũng học được về cách thức vận hành trong cộng đồng rộng lớn hơn.

2. Chơi kiểu thi đấu

Những trò chơi có thắng, thua là hình thức chơi kiểu thi đấu, mang tính cạnh tranh. Các quy tắc và lượt chơi cũng như việc là một phần trong đội là những bài học lớn trẻ học được từ cách chơi này. Bạn có thể cần hướng dẫn trẻ cách đối mặt với khả năng thua cuộc và thắng cuộc.

3. Trò chơi vận động

Các kỹ năng vận động tinh, vận động thô thực sự được trui rèn với hình thức chơi này. Vận động khuyến khích trẻ hoạt bát, nhanh nhẹn, khoẻ mạnh. Ví dụ: ném bóng, đạp xe…

4. Trò chơi xây dựng

Đó có thể là xây dựng bằng các khối xếp hình, làm đường cho ô tô đồ chơi hay xây thành luỹ bằng gối. Trò chơi xây dựng dạy trẻ về cách thao tác, kết nối, sắp xếp sao cho mọi thứ ăn khớp với nhau. Các kỹ năng nhận thức được vận dụng để tìm ra cách kết hợp tốt nhất. Khi đó, trẻ sẽ xử lý được việc một toà tháp bằng khối xếp hình không đứng được hay lâu đài cát liên tục bị đổ.

5. Trò chơi biểu tượng

Dạng trò chơi này có thể liên quan tới giọng nói (hát, nói đùa, thơ); nghệ thuật hội hoạ (vẽ, tô màu), đếm hoặc sáng tác nhạc. Kết quả, trẻ học cách phát triển các kỹ năng diễn tả bản thân và khám phá các trải nghiệm, ý tưởng, cảm xúc của mình.

Theo Very Well Family

 

Liên hệ với chúng tôi

Xem thêm

0979.263.759