Đồ chơi ghép hình – món đồ chơi nhất định phải có trong nhà
Cô giáo Jill Staake (Mỹ) chia sẻ những thông tin hữu ích về bộ đồ chơi ghép hình (jigsaw) được cô sử dụng tại lớp học của mình. Với môi trường gia đình, cha mẹ hoàn toàn có thể vận dụng ý tưởng của cô Jill Staake khi chơi và học cùng con.
(Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp, Thầy Trường mở các lớp học thêm toán 6 , học thêm toán 12 , luyện thi vào 10 tại Hà Nội)
Đồ chơi ghép hình là cảnh tượng rất phổ biến ở những lớp học mầm non, tiền tiểu học của Mỹ. Những đứa trẻ học cách suy luận về không gian, phối hợp mắt – tay và các khía niệm cơ bản. Ví dụ: hình dáng, chữ cái… Ở độ tuổi cuối tiểu học, chơi ghép hình không còn thịnh hành nữa. Nhưng món đồ chơi này thực sự mang lại nhiều lợi ích cho đủ lứa tuổi. Giáo viên có thể tận dụng đồ chơi ghép hình theo nhiều cách khác nhau. Một vài cách trong số này có thể khiến bạn bất ngờ.
Lợi ích của đồ chơi ghép hình
Người cao tuổi thường xuyên được khuyến khich giải các câu đố, chơi ghép hình. Mục đích là đối phó với bệnh suy giảm trí nhớ hay bệnh Alzheimer. Rõ ràng, đồ chơi ghép hình, giải đó có tác dụng tăng cường trí nhớ. Trẻ ở độ tuổi đến trường chắc chắn cũng được hưởng lợi ích này khi chơi đồ chơi ghép hình. Trò chơi này là cách vui vẻ, ít áp lực giúp trẻ làm quen với các khái niệm cần ghi nhớ.
Thậm chí, công ty Standards in Puzzles còn tiến một bước xa hơn. Họ sáng tạo nên những bộ đồ chơi ghép hình với nhiều chủ đề liên quan tới các ý tưởng và bài giảng. Mỗi bộ đồ chơi này tập trung vào 1 hay nhiều hơn 1 các tiêu chuẩn giáo dục Common Core của Mỹ. Ví dụ: khái niệm Toán học và khoa học (bộ ghép hình Pi) hoặc “Ngôn ngữ tượng hình”, “Nhà nước phong kiến”.
Ngoài việc dạy khái niệm và thông tin mới, đồ chơi ghép hình còn là cách hiệu quả để giữ trẻ trật tự và tập trung.
Khi cùng hợp tác để ghép hình, trẻ học cách làm việc nhóm, hợp tác, chia sẻ. Và việc ghép từng mảnh nhỏ với nhau tạo thành bức tranh lớn hoàn chỉnh mang tới cảm giác hài lòng, thoả mãn. Cảm giác đó có tác dụng giúp mọi người đều trở nên bình tâm, an yên hơn. Không đòi hỏi quy tắc, luật chơi nào hết, trẻ chỉ cần ngồi xuống và bắt tay vào việc ghép hình. Bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu.
Cách sử dụng đồ chơi ghép hình trong lớp (và từ đó, bạn có thể áp dụng ở nhà)
Hầu như mọi giáo viên đều có thể xoay sở để có một không gian cơ bản trong lớp: chiếc bàn ở giữa và vài chiếc ghế xung quanh. Lấy bộ đồ chơi ghép hình xuống, mở hộp ra, rải các mảnh ghép và đề nghị trẻ trổ tài.
1Lấp đầy thời gian rảnh
Trẻ có thể xử lý đồ chơi ghép hình trong vài phút đầu hoặc cuối giờ học. Những trẻ hoàn thành sớm phần việc của mình có thể dành thêm vài phút để chỉnh sửa lại các miếng ghép cho thật khớp.
2Một cuộc thi
Một bộ đồ chơi ghép hình riêng biệt có thể giúp ích trong nhiều khoảng thời gian khác nhau trên lớp. Trẻ có thể trò chuyện về chúng. Bạn cũng có thể dùng nhiều bộ ghép hình, mỗi bộ cho một thời điểm cụ thể. Sau đó, thử thách trẻ xem ai là người hoàn thành đầu tiên.
3
Tạo không gian yên tĩnh
Nhiều người nhận thấy, ghép hình giúp họ bình ổn tâm trí và tập trung tốt hơn. Tạo điều kiện để trẻ dành vài phút trong giờ học, đứng ghép vài mảnh ghép trong bộ đồ chơi để tái tập trung suy nghĩ, ý tưởng. (Ở nhà, ghép hình có thể là hoạt động để con bạn giải trí giữa các khoảng học bài)
4Triển lãm nỗ lực của trẻ
Những bức tranh tạo nên từ bộ đồ chơi ghép hình hoàn toàn có thể sử dụng như tác phẩm nghệ thuật trang trí. Bạn có thể lựa chọn một cách đóng khung phù hợp sao cho có thể gỡ bức tranh ra và để trẻ thử sức lại vào một dịp khác.
5Những mảnh ghép bị thiếu
Chẳng ai thích thú nếu phát hiện ra tới cuối rồi mà còn không đủ miếng ghép. Bạn có thể xử lý tình huống này theo 2 cách. Trước hết, có thể liên hệ với công ty sản xuất. Sau đó, nếu không được, hãy đề nghị trẻ tự sáng tạo ra mảnh ghép còn thiếu bằng bìa cứng, hộp màu.
Theo We Are Teachers