Trẻ không thể phân biệt tin giả: Cha mẹ cần làm gì?
Nghiên cứu khoa học của Đại học Stanford cho thấy tỷ lệ đáng kinh ngạc học sinh THCS không thể phân biệt rõ ràng đâu là tin giả, đâu là tin thật.
Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp:
Trung tâm học toán Thầy Trường mở các lớp học toán các bậc phụ huynh tham khảo tại đây: học thêm toán 12, học thêm toán 11, học thêm toán 10, học thêm toán 9 , luyện thi vào 10, học thêm toán 8 , học thêm toán 7, học thêm toán 6.
Trong môi trường ngày nay, khả năng đọc – hiểu đối với tin tức truyền thông càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Vấn đề là không ít trẻ đang gặp khó khăn lớn với biển thông tin mênh mông trước mặt. Kết cục, trẻ không tìm ra được nguồn hợp pháp, đáng tin cậy cho mình.
Theo kết quả nghiên cứu do các nhà khoa học Đại học Stanford tiến hành, 82% học sinh THCS không thể phân biệt tin nào là tin chính thống, tin nào là tin được tài trợ. 80% khác mặc định rằng, một bức ảnh không rõ nguồn là bằng chứng cho thấy tuyên bố đó có ý lừa đảo.
Vậy làm thế nào để giúp trẻ nhận biết thông tin giả, mang mục đích riêng và đánh giá nguồn tin một cách cẩn trọng hơn?
1Trò chuyện với con thế nào là tin giả.
Cùng con thảo luận những câu hỏi sau:
-
Theo con, một số dấu hiệu của tin giả là gì?
-
Con đã bao giờ tin vào một thông tin không đúng chưa? Khi nào? Tại sao?
-
Chuyện gì xảy ra nếu chúng ta không thể phân biệt tin thật – tin giả?
Chỉ bởi những thuật ngữ như “tin giả” (fake news), “thiên kiến của một người về tin tức” (news bias) lan tràn trên các phương tiện truyền thông không có nghĩa là trẻ biết chúng có nghĩa là gì, tại sao phân biệt chúng lại quan trọng.
2Cùng trẻ thực hành phân biệt tin giả
Cho trẻ xem trang web: All About Explorers: Christopher Columbus. Đề nghị trẻ xác định những thông tin về Christopher Columbus. Trẻ có thể nhận ra, thông tin trên trang web này không khớp với những gì trẻ đã được học và cho là đúng.
Ví dụ: Liệu Columbus có thực sự sinh vào năm 1951 như trang web này khẳng định không? Trong trường hợp này, thông tin họ đưa ra là sai. Đề nghị trẻ thảo luận về sự khác biệt giữa thông tin sai và thông tin chịu ảnh hưởng từ niềm tin, thiên kiến của người viết.
3Hướng dẫn trẻ cách kiểm tra chéo thông tin
Thay vì dựa vào kiến thức của riêng mình, đề nghị trẻ kiểm tra chéo thông tin với một trang web đáng tin cậy hơn. Cùng trẻ thảo luận:
-
Làm thế nào con biết khi nào một nguồn tin đáng tin cậy? Các cách khác để xác minh là gì? Ví dụ: tìm hiểu về nhà xuất bản hoặc tác giả; kiểm tra các tuyên bố hay ngôn từ mang tính phóng đại, quá lời, tìm dấu hiếu ảnh bị chỉnh sửa…
-
Con có thể tin mọi thứ mà một nguồn đáng tin cậy viết ra không? Tại sao có/Tại sao không?
-
Một nguồn đáng tin cậy liệu cũng mang thiên kiến không?
Hãy hướng dẫn trẻ tra cứu trên Google để xem một nguồn tin mang thiên kiến dân chủ hay bảo thủ. Chỉ cho trẻ cách lựa chọn từ hơn 1 nguồn để có được cái nhìn công bằng hay thể hiện được sự khác biệt quan điểm.
4Dạy trẻ về vốn từ vựng
Thảo luận về tin tức mang thiên kiến của người viết có thể là thử thách đối với trẻ. Nhất là những em chưa từng học về cách bảo vệ lập luận, quan điểm của mình. Nhiều trẻ có thể ngạc nhiên khi nhận ra, mình không đồng tình với thiên kiến của bạn bè/người thân sau khi tìm hiểu kỹ về chủ đề nào đó.
Chỉ cho trẻ thay cách sử dụng ngôn từ trong những trường hợp này. Nhờ đó, trẻ có thể cảm thấy tự tin hơn khi bày tỏ ý kiến, quan điểm.
-
Thiên kiến: Một đánh giá dựa trên quan điểm cá nhân.
-
Tuyên bố: Lời khẳng định được đưa ra là thật trong một cuộc tranh luận hoặc về một vấn đề nào đó.
-
Nói quá, phóng đại: Lời khẳng định cường điệu hoặc thổi phồng sự thật.
-
Nguyên nhân: Lời khẳng định chung để làm rõ một tuyên bố.
-
Bằng chứng: Thông tin, số liệu thống kê, ví dụ được dùng để làm rõ nguyên nhân.
Nếu trẻ hiểu cách mọi người suy nghĩ, tư duy khác nhau và lý do tại sao, trẻ sẽ đặt ra được những nghi vấn tốt hơn về các thông tin mà mình đang xem xét, đánh giá.
5Chỉ cho trẻ thấy những lựa chọn của truyền thông ảnh hưởng tới nhận thức của người đọc ra sao
Lựa chọn dùng từ gì, hình ảnh nào trong một bản tin là quyết định vô cùng quan trọng. Quyết định này có thể định hình quan điểm của người xem/người đọc về một người/sự kiện nào đó.
Cùng con tìm kiếm trên các bản tin thường ngày, các trang web, Facebook… ví dụ để con hiểu rõ vấn đề trên.
Tham khảo từ We Are Teachers