Áp dụng 3 cách này, trẻ nhất định sẽ yêu đọc sách

Và điều quan trọng là bạn hãy kiên trì vận dụng những bí quyết giúp trẻ yêu đọc sách này đều đặn mỗi ngày.

(Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp, Thầy Trường mở các lớp học thêm toán 11 học thêm toán 12 luyện thi vào 10 tại Hà Nội)

1Trước hết, muốn yêu đọc sách, trẻ phải được nghe những câu chuyện hay hàng ngày

Nghe có vẻ rõ ràng quá rồi. Nhưng đọc to những văn bản giàu ngôn từ, giàu cảm xúc là cách tốt nhất bạn có thể làm.

Khi lắng nghe những câu chuyện hay, trẻ tiếp xúc với từ vựng mới, ngữ pháp và sự trôi chảy. Nhưng quan trọng hơn thế, trẻ bắt đầu thấy cách kết hợp từ tạo ra ý nghĩa trong thế giới quanh ta. Cho dù con bạn:

  • bắt đầu đến trường mà chưa thông thạo bảng chữ cái
  • hay đã đọc được sách chương hồi,

đọc to cho trẻ vẫn mang tới cơ hội để:

  • chạm tới trí tưởng tượng của trẻ
  • giới thiệu cho trẻ những tác phẩm hư cấu, phi hư cấu có chất lượng.

Ở cấp Tiểu học, đọc to không chỉ giúp trẻ đến với các câu chuyện mà còn giúp nuôi dưỡng kỹ năng cảm xúc – xã hội ở trẻ. Bởi trẻ học để:

  • lắng nghe ngôn từ của bạn,
  • kết nối các câu chuyện với đời sống tình cảm của riêng mình
  • và thảo luận về các cuốn sách với bạn bè…

2Thứ hai, bạn phải khơi gợi sự tò mò, băn khoăn ở trẻ khi đọc sách

Sự tò mò, những thắc mắc chính là trọng tâm của mối quan hệ sâu sắc, ý nghĩa giữa trẻ với việc đọc sách. Điều này đúng với trẻ mầm non hay một người đang làm nghiên cứu Tiến sĩ văn học. Khi băn khoăn về những gì mình đọc, trẻ sẽ đặt câu hỏi. Đó là câu hỏi:

  • về nội dung văn bản,
  • về chính bản thân mình,
  • về thế giới rộng lớn hơn ngoài kia.

Vậy làm thế nào để khích lệ trẻ Tiểu học tò mò, băn khoăn khi đọc sách? Bạn có thể bắt đầu bằng việc làm mẫu những thắc mắc của chính mình. Câu chuyện viết về gì? Câu chuyện khiến bạn cảm thấy như thế nào? Câu chuyện khiến bạn nghĩ ơtis điều gì? Suy nghĩ của nhân vật?

Ngoài ra, bạn có thể thử các hoạt động đơn giản để khích lệ việc đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời ở trẻ. Ví dụ, đề nghị trẻ diễn những đoạn nhỏ trong truyện. Khi trẻ giả vờ mình đang đi đôi giày quá chật như nhân vật chính trong “Those Shoes” của Maribeth Boelts, trẻ bắt đầu hiểu và đặt câu hỏi về cảm nhận của nhân vật.

Một hoạt động thú vị khác là đọc sách sử dụng nhiều tông giọng khác nhau. Khi trẻ đọc to cùng một câu với biểu cảm giận dữ, vui vẻ, ngạc nhiên, trẻ sẽ hiểu đâu là giọng phù hợp với truyện.

Ý tưởng về một bức tường hay tấm bảng, nơi dán/viết câu hỏi của trẻ về những gì đã đọc cũng rất hay.

3Cuối cùng, bạn phải động viên trẻ chia sẻ sau khi đọc sách.

Chia s là nền tảng cho trải nghiệm đọc. Điều đầu tiên bạn muốn làm sau khi đọc xong một cuốn sách tuyệt vời? Chắc hẳn là nhanh chóng tìm ai đó để chia sẻ. Hãy nắm bắt bản năng này và cho trẻ thấy những gì trẻ nghĩ, những phản hồi của bạn bè, của người khác đều có giá trị thực sự.

Bạn có thể bắt đầu làm việc này bằng cách chia sẻ mẫu nhận xét, ý kiến của mình. Ví dụ: Mẹ thích phần này… trong sách. Bởi vì…

Khi trẻ được khích lệ chia s những suy nghĩ của mình, trẻ bắt đầu hiểu sự kết nối giữa đọc– chia sẻ và viết. Từ đó hướng tới chính là tình yêu đọc sách, biến đọc sách thành thói quen suốt đời của trẻ. Đó chẳng phải là mục đích của chúng ta khi dạy trẻ đọc sao?

Theo We Are Teachers

 

Liên hệ với chúng tôi

Xem thêm

0979.263.759