Điều gì xảy ra trong não trẻ khi bạn đọc sách cho con?

“Con muốn truyện 3 chú gấu!”.

Ngày nay, cha mẹ; người chăm sóc; thầy cô giáo có rất nhiều lựa chọn để đáp ứng yêu cầu đó của trẻ. Bạn có thể đọc sách cho con, bật phim hoạt hình, mở sách nói hay hỏi Alexa – trợ lý ảo của Amazon. Chỉ trong một thế hệ thôi, sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông sử dụng màn hình đã thay đổi hoàn toàn trải nghiệm của trẻ. Từ tivi, video tới vô số công nghệ không giới hạn khác, luôn có sẵn bất cứ lúc nào trên các thiết bị cầm tay.

(Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp, Thầy Trường mở các lớp học thêm toán 8 học thêm toán 9 luyện thi vào 10 tại Hà Nội)

 

Một nghiên cứu mới đây tiết lộ thông tin thú vị về những gì diễn ra bên trong não trẻ trong mỗi tình huống trên. Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ John Hutton, cho biết, đây rõ ràng là “hiệu ứng Godilocks” (hiệu ứng cô bé tóc vàng). Đó là một dạng kể chuyện “quá lạnh” với trẻ, trong khi một số khác lại “quá nóng”. Và tất nhiên, có những cách kể chuyện “vừa đẹp”.

Hutton là nhà nghiên cứu kiêm bác sĩ nhi tại Bệnh viện Nhi Cincinnati. Ông có niềm đam mê đặc biệt với quá trình học đọc viết (emergent literacy).

Hiệu ứng Goldilocks

Trở lại với nghiên cứu trên, 27 trẻ em tầm tuổi 4 đã bước vào một chiếc máy chụp cộng hưởng từ. Đây là kỹ thuật dùng để vẽ bản đồ và đo hoạt động não cũng như sự kết nối liên quan tới thị giác, xúc giác, thính giác, ngôn ngữ và ký ức.

Trẻ được giới thiệu các câu chuyện theo 3 dạng:

  1. chỉ có sách nói;
  2. các trang có minh hoạ của một cuốn sách kèm giọng người đọc
  3. và một clip hoạt hình.

Cả 3 phiên bản này đều lấy từ trang web của tác giả Canada, Robert Munsch.

Trong khi những đứa trẻ chú ý tới câu chuyện, máy quét tiến hành ghi lại các hoạt động trong những vùng não bộ nhất định và mối liên hệ giữa các vùng não.

Tiến sĩ Hutton lý giải: “Ý tưởng của chúng tôi khi tiến hành nghiên cứu là tìm hiểu xem hệ thống não bộ có thể bị ảnh hưởng như thế nào bởi câu chuyện”.

  1. Một là về mặt ngôn ngữ
  2. Hai là về nhận thức thị giác
  3. Ba là hình ảnh thị giác (trí tưởng tượng)
  4. Bốn là hệ thống ở chế độ mặc định, thứ mà Tiến sĩ Hutton gọi là “chiếc ghế của tâm hồn, sự hồi tưởng, suy ngẫm bên trong – tức là ý nghĩa của điều gì đó đối với bạn”.

Về chế độ mặc định, thông thường, suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta được định hình bởi những gì có xung quanh hay việc chúng ta làm. Một số thứ thu hút sự chú ý của chúng ta và thúc ép tâm trí chúng ta bằng cách này hay cách kia. Ví dụ, tiếng ồn lớn khiến bạn định hướng bạn tới nguồn phát ra tiếng ồn đó. Theo các nhà khoa học, đôi khi, tâm trí chúng ta đi lang thang và con người chuyển hướng vào nội tâm mình.

3 kết quả đáng kinh ngạc

Sử dụng “hiệu ứng Goldilocks” của Tiến sĩ Hutton, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy:

Điều kiện chỉ có âm thanh (sách nói) là QUÁ LẠNH.

Hệ thống ngôn ngữ trong não được kích hoạt  nhưng thiếu sự hoà nhập, kết nối. Có bằng chứng cho thấy trẻ phải rất vất vả để hiểu những gì đang diễn ra.

Khả năng hiểu nói chung nội dung câu chuyện của trẻ tệ nhất trong điều kiện xem clip hoạt hình (QUÁ NÓNG).

Điều kiện các trang sách có hình minh hoạt được Tiến sĩ Hutton nhận định là “VỪA ĐẸP”.

Clip hoạt hình không giúp rèn luyện cơ não

Mối lo ngại của Tiến sĩ Hutton đối với lựa chọn cha mẹ bật clip hoạt hình về câu chuyện cho trẻ thể hiện ở điểm: Nó có thể gây hại cho sự phát triển lâu dài của trẻ.

Cụ thể, theo kết quả máy chụp cộng hưởng từ, có rất nhiều hoạt động diễn ra trong vùng nhận thức thị giác và âm thanh. Nhưng KHÔNG có nhiều sự kết nối giữa các vùng não này. “Diễn giải của chúng tôi là clip hoạt hình đã làm thay mọi việc cho đứa trẻ. Vùng ngôn ngữ vận hành để giúp nắm bắt kịp với câu chuyện”, Tiến sĩ Hutton cho biết. Những đứa trẻ dành phần lớn năng lượng chỉ để cố hiểu xem như vậy nghĩa là gì.

Đối với trẻ 3-5 tuổi, vùng não ở chế độ mặc định và vùng hình ảnh (tưởng tượng) trưởng thành muộn. Ngoài ra, cần có sự tập luyện để kết hợp với phần còn lại của bộ não. Những đứa trẻ tiếp xúc quá nhiều với các clip hoạt hình sẽ đứng trước nguy cơ không phát triển đủ mức độ kết hợp này để sử dụng trong tương lai”.

Người đọc bất đắc dĩ

Khi trẻ lớn lên và đứng trước yêu cầu xử lý ngôn ngữ trưởng thành, nếu không có đủ thời gian và sự luyện tập trong những năm tháng trước đó thì một cá nhân có thể:

  • tự nhiên thiếu thành thạo trong việc tạo ra các khái niệm thần kinh dựa trên những gì đã đọc
  • bỏ lỡ nhiều phần nội dung câu chuyện

Đây là kiểu “người đọc bất đắc dĩ” – những người mà bộ não của họ gặp khó khăn trong việc hiểu một cuốn sách.

Cha mẹ đọc sách cho con khi trẻ ngồi vẫn là tuyệt nhất

Một điều vô cùng quan trọng nữa theo những gì mà máy chụp cộng hưởng từ ghi lại được: Điều kiện sách nói kèm hình minh hoạ cho trẻ không có tác dụng xây dựng não bộ tốt như vai trò của cha/mẹ. Phần bị bỏ lỡ chính là khoảng thời gian gắn kết, sự thích thú tận hưởng việc đọc và một tầng bậc khác của việc dạy: Đó chính là những cuộc trò chuyện giúp khơi gợi nhiều điều giữa cha/mẹ và đứa trẻ đang học đọc.

Những cuốn sách có hình minh hoạ là lựa chọn tốt nhất

Khi trẻ nhìn tranh ảnh minh hoạ cố định, thay vì chỉ chú ý tới từ ngữ, khả năng hiểu câu chuyện của trẻ được tích luỹ dần. Nó được mở rộng thêm bởi trẻ nhận biết dựa trên hình ảnh. Với phần minh hoạ cố định, trẻ có việc để làm. Tiến sĩ Hutton giải thích: “Với clip hoạt hinh, tất cả trút vào não trẻ cùng một lúc. Và trẻ chẳng phải làm gì hết”.

Đặc biệt, với lựa chọn sách tranh, các nhà nghiên cứu đã phát hiện sự kết nối gia tăng giữa và xuyên suốt mọi vùng não mà họ xem xét:

  1. ngôn ngữ (ngữ nghĩa và logic)
  2. nhận thức thị giác
  3. hình ảnh thị giác (tưởng tượng)
  4. chế độ mặc định

Khi dành thời gian đọc sách cho trẻ, chúng ta đang giúp trẻ rất nhiều. Não trẻ sẽ làm nhiều việc hơn cả nhìn thông thường. Các cơ não được tập luyện khi hình ảnh trong tâm trí được đưa vào cuộc sống!

Tại sao nên trở về với lựa chọn nguyên bản?

Như vậy, các phụ huynh có thể thấy lợi ích to lớn của việc đọc sách cho con. Kết quả của cuộc nghiên cứu trên một lần nữa khích lệ họ tìm đến lựa chọn khôn ngoan nhất. Đó cũng chính là phiên bản đơn giản nhất của một cuốn ebook có minh hoạ, đối lập với phiên bản chỉ có âm thanh và phiên bản hoạt hình.

Như Dr Seuss trong “I can read with my eyes shut!” đã viết: “Bạn càng đọc nhiều, càng biết nhiều. Bạn càng học nhiều, càng đi tới được nhiều nơi”. Còn người kể chuyện Roald Dahl, trong “Charlie and the chocolate factory” thì nhấn mạnh: “Vậy nên, làm ơn, ôi, HÃY LÀM ƠN, chúng tôi van vỉ, chúng tôi cần nguyện, các bạn hãy ném tivi đi và ở vị trí có thể, lắp đặt một chiếc giá sách xinh đẹp trên tường”.

Theo Deep Roots at Home

 

Liên hệ với chúng tôi

Xem thêm

0979.263.759