7 cách giúp con học tốt hơn, vui hơn

Chia sẻ của Kelly, bà mẹ Mỹ 4 con, tác giả cuốn “Happy You, Happy Family”. Mục tiêu là dạy trẻ có duy mở. Đây chính là chìa khoá để giúp con học tốt hơn, vui học hơn.

Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp:

Trung tâm học toán Thầy Trường mở các lớp học toán các bậc phụ huynh tham khảo tại đây: học thêm toán 12học thêm toán 11học thêm toán 10học thêm toán 9 luyện thi vào 10học thêm toán 8 học thêm toán 7, học thêm toán 6.

Trước hết, tôi có một vài câu hỏi dành cho các bạn:

  1. Khi con bạn mắc lỗi, con có xem việc này rất nặng nề không?
  2. Bạn có cảm giác con không chú tâm ở trường?
  3. Con bạn lưỡng lự, không muốn học những thứ mới?
  4. Con bạn có bao giờ bị điểm kém và cố gắng giấu bạn?
  5. Có bao giờ bạn nghe thấy con tự nói với chính mình những câu như “Mình không giỏi việc đó” hay “Mình sẽ không bao giờ học được thứ này” hoặc “Mình chẳng thông minh”.

Nếu câu trả lời của bạn là “Có” cho bất cứ câu hỏi nào trong số những câu hỏi trên:

Con bạn có thể thuộc kiểu “tư duy đóng” – fixed mindset. Trẻ em có “tư duy đóng” tin rằng, bạn sẽ luôn thông minh như vốn có. Bạn không thể thay đổi trí thông minh của mình, bất kể bạn có nỗ lực nhiều tới đâu.

Ngược lại, với những đứa trẻ có “tư duy mở” – growth mindset:

Chúng tin rằng, nếu bạn làm việc chăm chỉ, bạn có thể thông minh hơn. Những đứa trẻ này sẽ lớn khôn khi phải đối mặt với thử thách. Những đứa trẻ tư duy đóng coi thất bại như bằng chứng mình không thông minh. Những đứa trẻ tư duy mở coi thất bại là cơ hội để trưởng thành. Trên thực tế, trẻ thậm chí không coi đó là thất bại. Chúng coi đó là HỌC HỎI.

Vậy cha mẹ phải làm gì?

Hơn 20 năm nghiên cứu chỉ ra rằng, chìa khoá để trẻ thành công ở trường học và khi vào đời là sở hữu tư duy mở. Về cơ bản, nếu bạn tin rằng, nỗ lực chăm chỉ giúp mình thông minh hơn thì sẽ là như vậy. Tuy nhiên, nếu con bạn:

  • có vẻ không thích thú gì chuyện học hành,
  • không chịu được khi mắc lỗi
  • nói dối để che giấu thất bại

Có thể trẻ đang phải vật lộn với hình thái tư duy đóng. Và nó khiến trẻ chịu áp lực nặng nề! Nhưng đó không chỉ là vấn đề về thần kinh. Những đứa trẻ có tư duy đóng có xu hướng học kém hơn ở trường. Tin tốt là với tư cách cha mẹ, bạn có thể giúp con mình thay đổi tư duy, giúp con học tốt hơn, vui học hơn.

7 cách gúp con học tốt hơn và vui hơn

Việc dễ nhất mà bạn có thể bắt đầu làm NGAY TỪ BÂY GIỜ là ngừng nói: “Con thông minh lắm”. Thay vào đó, hãy sử dụng câu này: “Con đã làm việc thật chăm chỉ!”.

Sau đó, bạn có thể nhận ra mình cần thêm vào công cụ nữa để giúp con thay đổi tư duy. Lưu ý rằng, 7 biện pháp được giới thiệu dưới đây không áp dụng cho tất cả. Vì vậy, hãy đọc qua và lựa chọn thứ phù hợp với con bạn, gia đình bạn. Thử 1-2 cách và xem tiến bộ của con đến đâu.

1Đặt câu hỏi mọi thứ

Nếu bạn bắt đầu cảm thấy mình rơi vào vòng xoáy của việc nói đi nói lại câu: “Con phải học thật chăm vào”, hãy thử mẹo này: Đặt câu hỏi về quá trình nỗ lực của con.

Ví dụ: đề nghị con cho bạn xem bức tranh con vừa vẽ. Bạn có thể hỏi:

  • Con lấy ý tưởng từ đâu để tô màu tía cho cái cây này?
  • Làm thế nào để con không tô màu vượt ra khỏi đường kẻ thế?
  • Con có thể mô tả cho mẹ mọi thứ trong bức vẽ này không? (áp dụng khi bạn chẳng biết con đang vẽ gì nữa).

Sau đó, việc cần làm chỉ là ngồi xuống và chăm chú lắng nghe con.

2Nhận xét mà không bao giờ phán xét

Hãy làm nhiệm vụ như nhân viên tốc ký tại toà án. Đó là quan sát, lắng nghe, ghi chép mà không phán xét. Áp dụng cách này, bạn có thể nói với con:

  • Con trông cực kỳ tập trung khi làm bài toán đó. Như thể quên hết mọi thứ xung quanh. Hình như việc này đã giúp con làm bài nhanh hơn.
  • Bức vẽ đó có rất nhiều màu sắc.
  • Trong suốt trò chơi, con luôn để mắt nhìn các bạn cùng đội. Có vẻ đội con rất đoàn kết hôm nay đấy.

Hãy tìm kiếm những dấu hiệu nỗ lực, phương pháp trẻ áp dụng, sự tập trung và tiến bộ để đưa ra nhận xét.

3Soi lại chính mình

Nếu bạn thấy mình đang gặp khó khăn khi phải từ bỏ câu nói quen thuộc “Con thông minh lắm”:

Hãy làm việc này: Lấy tờ giấy, cây bút và cố gắng tìm hiểu lý do tại sao. Bạn có thể viết:

  • Mình muốn xây dựng sự tự tin vào bản thân cho con.
  • Mình muốn con biết là mình tin con.
  • Mình cảm thấy tự hào khi có một đứa con thông minh. Nếu mình thành thật với chính mình, dường như mình đang tự ca ngợi bản thân vì đã nuôi dạy con tốt.

Sau đó, viết ra những cách khác để bạn có thể đạt được cùng kết quả. Ví dụ:

  • Khen ngợi nỗ lực hoặc phương pháp sẽ tác động lớn đến sự tự tin vào bản thân của con.
  • Con sẽ biết mình tin con nếu mình cổ vũ con trong quá trình con nỗ lực. Mình sẽ không chỉ xuất hiện vào phút chót và khen ngợi con 1 cách sáo rỗng.
  • Nếu mình chuyển sang khen ngợi nỗ lực của con, một ngày nào đó, mình sẽ được tưởng thưởng bằng những thành tích tốt của con.

4Rèn luyện trí não cho con

Theo một nghiên cứu, trẻ cải thiện điểm kiểm tra toán bằng cách học khái niệm cơ bản: Bộ não cũng là một khối cơ. Tập thể dục cho não bộ sẽ giúp bạn thông minh hơn. Và cách tập luyện là làm việc gì đó khó khăn.

Trước hết, hãy dạy khái niệm này cho con. Tìm cách củng cố khái niệm:

  • Trước khi đi ngủ, hỏi con xem bộ não của con hôm nay đã được tập luyện gì.
  • Đề nghi con vẽ một bức tranh não bộ làm việc như một khối cơ để khắc sâu khái niệm này vào đầu con.
  • Buổi sáng, khi đưa con đi học, nói với con rằng: “Cùng tập thể dục cho bộ não nhé”. Rồi đố con thật nhiều câu đố hoặc chơi trò chơi với chữ cái sau đó.

5Ăn mừng thất bại

Rất nhiều phụ huynh tặng trẻ các hình dán trẻ thích hoặc biểu tượng “Làm tốt lắm” khi trẻ hoàn thành một mục tiêu.

Hãy thay đổi bằng cách ăn mừng cả những sai lầm trên đường vươn tới mục tiêu của con. Trẻ sẽ tìm cách gian lận bởi chúng chưa biết cách đối mặt với thất bại. Vấn đề càng nghiêm trọng hơn nếu cha/mẹ phớt lờ thất bại của trẻ và luôn nài nỉ trẻ hãy làm tốt hơn lần sau. Học giả Jennifer Crocker đã nghiên cứu chính xác vấn đề này. Bà lý giải rằng, đứa trẻ sẽ tin rằng, thất bại là điều gì đó thật kinh khủng. Cả gia đình sẽ không chấp nhận được nó. Một đứa trẻ bị tước đoạt cơ hội thảo luận về sai lầm không thể học hỏi được gì từ đó.

Tại bàn ăn tối, bạn có thể đề nghị các thành viên trong gia đình chia sẻ về sai lầm mắc phải hôm đó. Và cả những điều mà người phạm sai lầm rút ra được.

Nếu con bạn đang học buộc dây giày và bực bội vì vẫn chưa làm được, hãy đến bên con. Rồi nói: “Mẹ có thể thấy con đã rất nỗ lực. Bộ não của con chắc hẳn đã được phen rèn luyện tốt đấy. Nào, mình đi mua kem ăn mừng cho nỗ lực vượt bậc của con đi”.

Bạn chắc chắn đã làm nên một ngày tuyệt vời cho con!

6Cẩn trọng với lời khen

Đừng vội thưởng cho con mọi lời khen!

Sự kiên trì, bền bỉ hoá ra không chỉ là hành động có ý thức của ý chí. Nó còn là phản ứng vô thức do một mạch dẫn trong não quy định. Tiến sĩ Robert Cloninger tại Đại học Washington xác định vị trí mạch dẫn nào ở phần não có tên phần vỏ não giữa trước trán và phần vỏ não trước trán gần ổ mắt. Nó kiểm soát trung tâm tưởng thưởng của não. Giống chiếc công tắc, nó can thiệp khi thiếu đi phần thưởng tức thời.

Khi công tắc này bật lên, nó nói với phần còn lại của não: “Đừng có ngừng cố gắng. Dopamine (hoá chất trong não tiết ra để thưởng cho bạn khi thành công) ở cuối chân trời”. Khi chụp cộng hưởng từ, Cloninger phát hiện công tắc này đều đặn sáng lên ở một số người. Ở những người thì nó hiếm khi sáng lên.

Một người lớn lên thường xuyên được khen ngợi sẽ không có được sự kiên nhẫn, bền bỉ. Bởi họ sẽ bỏ cuộc khi phần thưởng không đến.

Cloninger cũng đã huấn luyện những con chuột trong mê cung bằng cách không thưởng cho chúng khi chúng về tới vạch đích. Ông nhấn mạnh: chìa khoá ở đây là sự củng cố ngắt quãng. “Lời khen rác” không chỉ là một cách diễn đạt. Nếu lạm dụng, não bộ của trẻ sẽ được đặt trong cơ chế: đòi hỏi phải được khen thưởng ngay lập tức.

7Nhìn nhận đúng về điểm số

Điểm số là cái bẫy. Chúng rõ ràng là chỉ dấu quan trọng cho việc đạt được thành công trong xã hội. Nhưng quan trọng hơn, chính là việc học hỏi.

Quá nhiều học sinh đang phải gồng mình lên vì điểm số. Bọn trẻ cố chứng minh giá trị của mình qua điểm số. Vấn đề nảy sinh khi trẻ quan tâm quá nhiều tới mục tiêu điểm cao mà hi sinh các cơ hội học hỏi quan trọng. Và một phần nào đó, chúng đã tự hạn chế khả năng phát triển trí tuệ của mình.

Vấn đề cũng nảy sinh khi trẻ đồng hoá điểm số với trí thông minh/giá trị của mình. Hậu quả của việc này rất lớn. Bởi khi trẻ gặp khó khăn, trẻ có thể nhanh chóng cảm thấy mình là kẻ vô dụng, không chút giá trị. Trẻ sẽ chán nản và mất khả năng hay khao khát được thể hiện tốt.

Với vai trò làm cha mẹ, bạn có thể đề nghị con tự chấm điểm cho mình.

Số điểm này dựa trên mức độ trẻ học được bao nhiêu trong từng môn học. Ví dụ:

  • A: Con rối cả não vì học quá nhiều!
  • B: Con học được chút ít. Nhưng con có thể học nhiều hơn.
  • C: Những bài học đó làm con buồn ngủ.

Với những điểm số không phải A, hãy hỏi con xem con có thể làm gì để cải thiện tình hình. Và lắng nghe con. Đưa ra sự trợ giúp nếu cần.

Theo Happy You, Happy Family

 

Liên hệ với chúng tôi

Xem thêm

0979.263.759