Để dạy con về tiền, trước hết, bạn nên cân nhắc cấp cho con một khoản tiền nhỏ mỗi tuần. Theo các chuyên gia phương Tây, nên cho con 1 đô-la cho mỗi độ tuổi của con. Như vậy, một đứa trẻ 6 tuổi nhận được 6 USD/tuần, đứa trẻ 13 tuổi nhận 13 USD/tuần. Xem xét để áp dụng cách này cho phù hợp với hoàn cảnh gia đình Việt Nam.
Một khi đã quyết định, bạn có thể học theo cha mẹ Mỹ dạy con về tiền bằng nguyên tắc JARS.
Đây là phương pháp quản lý tài chính bằng 6 cái hũ. Số tiền các bé kiếm được sẽ được chia đều vào 6 cái hũ tương ứng với 6 mục đích khác nhau.
-
Chiếc hũ chi tiêu cần thiết 55%
55% số tiền các bé có sẽ được dành cho các khoản chi phí hàng ngày như ăn uống, quần áo, đi lại, mua sắm đồ dùng cần thiết. Tác dụng của chiếc hũ này là giúp các bé biết được giới hạn chi tiêu của mình. Từ đó, bé sẽ thay đổi nhu cầu mua sắm cho phù hợp.
-
Chiếc hũ tiết kiệm cho tương lai 10%
Ví dụ, bé muốn có máy tính hay xe đạp mới thì bé sẽ tiết kiệm ngay từ bây giờ.
Đây là số tiền bé dành cho việc học thêm để nâng cao kiến thức như mua sách tham khảo hoặc học thêm tiếng Anh.
Chiếc hũ này dùng để tái đầu tư nhằm tăng ngân sách.
Bé có thể mua sắm những món đồ xa xỉ cho bản thân bằng số tiền tiết kiệm trong chiếc hũ này.
Số tiền này được dành để cho người khác. Bé có thể giúp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn hoặc quyên góp từ thiện. Chiếc hũ này giúp bé sống nhân ái và biết giúp đỡ người khác.
3. Dạy con giải quyết hệ quả của việc chi tiêu
Để trẻ tự đưa quyết định chi tiêu. Cố gắng kiềm chế việc can thiệp ngay cả khi bạn không đồng ý với cách chi tiêu của con. Điều này sẽ dần giúp trẻ hiểu rõ giá trị của đồng tiền và của việc tiêu pha hợp lý lớn tới mức nào.
4. Dạy trẻ kiếm tiền từ nhỏ một cách đúng đắn, thích hợp
Cân nhắc lập danh sách những việc vặt mà bạn có thể “trả lương” cho con khi trẻ hoàn thành. Bên cạnh đó là danh sách những việc trẻ cần làm để đóng góp cho gia đình. Chúng không được trả tiền khi làm xong những việc này. Nếu được, lên tiếp danh sách thứ ba những công việc trẻ tự nguyện làm để có thể nhận thêm tiền.
Điều này sẽ dạy con cái của bạn biết rằng làm việc chăm chỉ thì sẽ được trả tiền và cho phép chúng tiết kiệm tiền để mua những thứ chúng muốn cho những dịp đặc biệt.
5. Dạy con cách kiểm soát ham muốn và không vung tay quá trán
Hãy đảm bảo rằng, tiền tiết kiệm chắc chắn phải được tiết kiệm theo đúng nghĩa. Nếu con đang dư một số tiền và định mua một món đồ chơi, bạn nên chỉ cho con rằng, thay vì để vào hũ “chi tiêu” thì nó nên được đặt trong hũ “tiết kiệm”.
Hướng dẫn con sử dụng hũ “tiết kiệm” này cho mục tiêu dài hạn, ví dụ như tặng quà sinh nhật của bố vào 6tháng sau hoặc mua quà lưu niệm trong chuyến du lịch hè sắp tới.
II. Dạy con về tiền, để đạt hiệu quả, nên làm thế nào?
1. Cho con đọc những cuốn sách hay dạy về tiền tệ, thành công, kinh doanh
Khuyến khích trẻ đọc sách về cách đi đến thành công, tiền tệ, kinh doanh, đầu tư. Đó có thể là bất cứ nội dung nào có thể cung cấp cho chúng những kiến thức cần thiết trong cuộc sống. Với những trẻ nhỏ tuổi, bạn nên mua những cuốn sách đọc dễ hiểu và phù hợp với độ tuổi của bé.
2. Những cuốn sách hay dạy con về tiền bạc từ tuổi tiểu học & THCS
Cuốn sách giúp trẻ hiểu được giá trị của những đồng tiền mà con sử dụng hàng ngày. Từ đó, bé biết cách tiết kiệm tiền và biết đầu tư tiền của mình một cách khôn khéo. Mục đích trở thành người tiêu dùng thông thái trong tương lai.
Bộ sách gồm 4 chủ đề, được khéo léo lồng trong những câu chuyện. Kết thúc truyện là phần đối thoại tương tác. Trẻ sẽ trả lời được các câu hỏi như “Em đã tiêu tiền đúng cách chưa?” và học cách lập bảng ghi chép chi tiêu trong 1 tháng.
Bộ sách giải đáp mọi thắc mắc của chúng ta xoay quanh vấn đề tiền bạc. Qua đó, trẻ nhận ra: cần phải trân trọng mỗi đồng tiền; có trách nhiệm với bản thân. Và điều quan trọng nhất: “mặc dù tiền làm thế giới quay vòng, nhưng nhiều thứ khác cũng đáng được quan tâm và quan trọng không kém”.
Cuốn sách đưa ra những chỉ dẫn rất rõ ràng, dễ hiểu về việc dạy con trẻ các kiến thức quản lý đồng tiền theo từng độ tuổi. Ví dụ: tính tiền, tiết kiệm, lập ngân sách chi tiêu, ghi nợ, thế chấp, dùng thẻ tín dụng, mua cổ phiếu, giao dịch ngân hàng trên mạng.
Bộ sách gồm 6 tập bao quát mọi khía cạnh liên quan đến tiền tệ: nguồn gốc, cách sử dụng, quá trình phát triển trên toàn thế giới. Các chủ đề được khắc họa sinh động và liên quan trực tiếp tới mỗi cá nhân nhờ những câu chuyện, tranh ảnh vui nhộn, sơ đồ hướng dẫn chi tiết.
3. Cho con theo dõi chi phí sinh hoạt gia đình trong vòng 1 tuần
Trang bị cho con một cây bút và một quyển sổ và khuyến khích con kiểm soát tất cả chi tiêu trong tuần. Hoặc cho con xem báo cáo chi tiêu thực tế mà bạn đã ghi chép trên một ứng dụng quản lý tài chính cá nhân như Sổ Thu Chi.
4. Chia sẻ các quyết định tài chính, kể cả sai lầm và bài học bạn rút ra
Hãy đưa ra câu chuyện về một khoảng thời gian bạn bị mất tiền trong các giao dịch như mua vé số, bất động sản… Điều này giúp con thấy quen thuộc và thu hút. Sau đó, nêu ra nhược điểm, sai lầm trong những lần thất bại đó để giúp con hiểu rõ hơn cách tiêu tiền.
5. Đưa ra những quyết định tài chính để con phân tích
Với những trẻ lớn, hãy đưa cho con một bài toán kinh tế cá nhân để phân tích chi phí – giá trị. Ví dụ: mua một chiếc xe mới hay lập kế hoạch cho một kỳ nghỉ. Lúc này, trẻ sẽ phải vận dụng những kiến thức đã biết để tìm hiểu về giá cả, chi phí phát sinh, lựa chọn sao cho tiết kiệm…
6. Hỏi con lời khuyên về tài chính
Hãy thường xuyên hỏi con về những lời khuyên mà con từng đưa ra cho bạn bè trong lớp. Con có thể nói với bạn không nên mua quá nhiều thức ăn nhanh hoặc quần áo tại các trung tâm. Đôi khi câu trả lời của con sẽ hơi trẻ con và ngây thơ. Nhưng nếu kiên nhẫn lắng nghe, bạn sẽ phát hiện ra rất nhiều điều bất ngờ và thú vị.
Tổng hợp