Giáo dục kỹ năng sống từ tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Giáo dục kỹ năng sống từ tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Trước thực trạng một số giáo viên và học sinh chỉ chú trọng dạy, học cho 2 môn Toán và Tiếng Việt, ít dành thời gian cho những câu chuyện về tấm gương của Bác để từ đó giáo dục đạo đức cũng như kỹ năng sống, cô giáo Dương Thị Mỹ Hằng - giáo viên trường Tiểu học Dương Đông 3, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đã công phu tìm hiểu và cho ra đời sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng thành công tại trường.
Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp:
Trung tâm học toán Thầy Trường mở các lớp học toán các bậc phụ huynh tham khảo tại đây: học thêm toán 12, học thêm toán 11, học thêm toán 10, học thêm toán 9 , luyện thi vào 10, học thêm toán 8 , học thêm toán 7, học thêm toán 6.
Cô Hằng cho hay, khi yêu cầu học sinh đọc 5 điều Bác Hồ dạy, hầu như em nào cũng thuộc nhưng khi hỏi thực hiện những điều dạy đó như thế nào các em lại trả lời rất khiêm tốn. Trăn trở trước thực trạng này, cô Hằng quyết tâm tìm ra biện pháp dạy lồng ghép tư tưởng của Bác thật thu hút, kiến thức giáo dục thật chắc để đạt được mục đích của cấp học.
Phương pháp mới dạy về Kỹ năng sống
Trước tiên, cần phải hướng học sinh thực hiện thật tốt 5 điều Bác Hồ dạy vào thực tế cuộc sống, nhắc các em mọi lúc mọi nơi, bất cứ lúc nào giáo viên bắt gặp hành động, cử chỉ chưa chín chắn của các em. Những điều thực hiện được, các em sẽ ghi chép cẩn thận vào sổ Nhật ký làm theo lời Bác của mình, trình bày trong những giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ hay lồng ghép vào nội dung bài học có liên quan.
Theo cô Hằng, ở Tiểu học, giáo dục học sinh thực hiện tốt theo 5 điều Bác Hồ dạy là biện pháp tối ưu nhất; bản thân các em cũng vận dụng được rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong học tập, như biết giúp đỡ bạn bè, người thân khi gặp khó khăn hoạn nạn, tiết kiệm quà sáng, sách vở để giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật, những người tàn tật; tổ chức đi thăm các gia đình liệt sĩ, gia đình chính sách, các địa chỉ đỏ, địa chỉ nhân đạo theo từng chủ đề của năm học; thật thà và khiêm tốn trong học tập; biết chống lại những biểu hiện tiêu cực trong học tập; biết tự vươn lên trước mọi hoàn cảnh để học thật tốt.
Bên cạnh hướng dẫn học sinh thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy, giáo viên ngay từ đầu năm học cho tiến hành xây dựng góc học tập với chủ đề: "Bác Hồ với thiếu niên nhi đồng" được trang trí và trình bày ở góc lớp và được phân từng tổ để trang trí.Việc sưu tầm tranh ảnh, câu chuyện về Bác rất quan trọng để các em hình dung, dễ nhớ, nhớ lâu các sự kiện đó. Học sinh sưu tầm tranh ảnh hoặc câu chuyện về Bác và trình bày được những hiểu biết của mình.
Trước tiên, giáo viên cần có kế hoạch giáo dục cụ thể để hướng dẫn các em thực hiện góc học tập của tổ mình. Khi nhận thấy chủ đề mình đưa ra học sinh đã thực hiện đạt yêu cầu thì tiếp tục đưa ra chủ đề khác. Hàng tuần, các câu chuyện các em sưu tầm được kể cho cả lớp cùng nghe và trưng bày ở góc học tập của tổ mình. Các em được tự do xem ảnh, đọc câu chuyện trong giờ giải lao. Đó cũng là những tài liệu các em lưu trữ lại làm kiến thức cho mình.
Cô Hằng cho rằng, giáo dục Đạo đức cho học sinh tiểu học là sự khởi đầu rất quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Cho nên phải nhất thiết lấy cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ làm nội dung tích hợp chủ yếu trong quá trình dạy học.
Với việc đổi mới phương pháp trong giáo dục hiện nay, trình độ nhận thức của học sinh khá cao và những câu chuyện các em thu thập được có liên quan rất nhiều cho việc lồng ghép, tích hợp vào bài học. Khi nội dung bài dạy có liên quan đến tính cách của Bác, giáo viên cho học sinh kể câu chuyện hoặc giới thiệu tranh về Bác. Sau đó hướng các em rút ra ý chính để tích hợp vào bài học. Sau khi kiểm tra bài cũ, giáo viên cần biết bản thân các em học tập và làm được những gì về tấm gương của Bác. Cũng có thể giáo viên giới thiệu sách, giới thiệu những câu chuyện có nội dung liên hệ về chủ đề giáo viên đưa ra để học sinh tìm đọc và kể lại cho các bạn cùng nghe. Học sinh thi đua nhau kể theo nhóm tổ, các em tự phân công xoay vòng kể câu chuyện về Bác cho các bạn trong nhóm cùng nghe vào đầu giờ học hoặc giờ giải lao hay kể cho nhau nghe khi học nhóm ở nhà.
Bên cạnh những biện pháp trên, giáo viên cần phối hợp với Tổng phụ trách Đội tổ chức các hoạt động ngoại khóa dưới hình thức trò chơi "Rung chuông vàng"; các cuộc thi hương "Thần đồng Đất Việt"; "Chúng em kể chuyện Bác Hồ" cấp trường, cấp huyện nhằm ôn luyện trao dồi kiến thức cho các em. Các cuộc thi viết tìm hiểu về Bác theo từng chủ đề của năm học có kèm theo khen thưởng. Theo kế hoạch của Đội, mỗi đội viên lớp 3,4,5 đều lập "Sổ vàng làm theo lời Bác";" Nhật ký làm theo lời Bác". Từng chi Đội triển khai, hướng dẫn cho các em làm dưới sự giám sát, kiểm tra của Chi Đội trưởng, Giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách. Đó cũng là bài thu hoạch của các em trong suốt quá trình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của mình.
Cùng với những biện pháp trên thì việc nêu gương người tốt, việc tốt cũng rất quan trọng. Điều này được thực hiện hàng tuần, trong giờ sinh hoạt lớp. Các em tự bình chọn bạn làm được nhiều việc tốt, học tập được những đức tính của Bác ở lớp cũng như ở nhà để nêu gương trước lớp. Thành tích đó sẽ được bảo lưu và được nêu gương khen thưởng trước trường trong những giờ sinh hoạt dưới cờ.
Sau khi áp dụng các biện pháp trên nhằm tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào các môn học, cô Hằng cho biết học sinh đã có những chuyển biến rõ rệt. Các em đã có được vốn kỹ năng sống theo chương trình đã học, biết vận dụng các kỹ năng sống này vào cuộc sống. Qua việc lồng ghép vào các môn học, học sinh đã tự nhiên hơn rất nhiều, đặc biệt là các em học yếu đã bớt rụt rè, tự tin hơn trong tập ở trường cũng như các hoạt động tập thể.
Từ kinh nghiệm của mình, cô Hằng cho rằng, trong nhà trường, tổ chuyên môn cần thiết kế nội dung giáo dục kỹ năng sống thành các chủ đề theo từng chủ điểm năm học cho tất cả các khối lớp, có theo dõi, đôn đốc và kiểm tra. Thư viện trường học tăng cường tranh ảnh, câu chuyện kể về Bác được cập nhật trên mạng, trên báo và được trưng bày ở tủ sách Bác Hồ để giáo viên, học sinh tiện tham khảo. Bên cạnh đó, duy trì các hoạt động ngoại khóa, tham quan. Đối với địa phương, cần tạo môi trường an bình cho các em vui chơi hồn nhiên nhằm tránh xa các tệ nạn xã hội. Về phía gia đình, đây chính là cái nôi để hình thành nhân cách cho học sinh. Vì thế, cha mẹ cần học cách làm bạn cùng con để hiểu con mình hơn, đưa ra những lời khuyên hay, định hướng tốt giúp con hoàn thiện nhân cách. Ý thức mỗi học sinh là điều quyết định, mỗi học sinh cần học cách tự rèn luyện bản thân để biết ép mình vào kỷ luật, đưa mình hòa nhập vào nội qui trường lớp, đó là biện pháp hữu hiệu để hình thành và phát triển kỹ năng sống thông qua con đường học tập.