25 hoạt động giúp bé 0-11 tuổi đọc sách thật vui (P1)

Những hướng dẫn chi tiết về các hoạt động khi đọc sách cho trẻ từ 0 tuổi tới hết lớp 6 của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ rất đáng để phụ huynh tham khảo.

(Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp, Thầy Trường mở các lớp học thêm toán 8học thêm toán 9 tại Hà Nội)

Đây là cơ hội để trẻ vừa rèn luyện kỹ năng đọc sách, kỹ năng viết vừa thích thú với quá trình học tập. Chúng được phát triển bởi các chuyên gia đọc quốc gia của Mỹ và được khuyến nghị kết hợp với việc đọc hàng ngày cho trẻ.

Là cha mẹ, bạn sẽ đóng vai trò người cổ vũ khi khuyến khích trẻ thực hiện các hoạt động này. Việc phải hiểu chính xác từng từ với trẻ không quá quan trọng. Quan trọng hơn là học để tìm thấy tình yêu với việc đọc. Nếu trẻ kết thúc 1 cuốn sách và đòi thêm cuốn nữa, bạn đã thành công! Nếu trẻ viết dù chỉ 1 lần/tuần và sau đó viết nhiều hơn, bạn biết mình đã hoàn thành mục tiêu!

Chúc bạn sẽ có nhiều giờ đọc sách thật lý thú và bổ ích cùng với con mình!

Ảnh: Lifehack

Hoạt động đọc sách và viết cho trẻ mầm non

1Hoạt động 1: Sách và bé sơ sinh

Trẻ sơ sinh thích nghe giọng nói người. Còn cách nào tuyệt hơn là cha/mẹ đọc sách cho trẻ?

Bạn sẽ cần:

Một vài cuốn sách được viết riêng cho bé sơ sinh (sách làm bằng bìa cứng hoặc sách vải với các phần lật giở hoặc đục lỗ để thò ngón tay qua được).

Phải làm gì:

  • Bắt đầu bằng việc hát ru, hát dân ca cho con.

Khi bé khoảng 6 tháng tuổi, bạn hãy chọn sách có màu sắc tươi sáng, hình ảnh đơn giản và nhiều vần điệu trong ngôn từ. Với sách tiếng Anh thì bộ Mother Goose là lựa chọn lý tưởng. Đặt bé ngồi trong lòng bạn, mặt quay ra ngoài để bé nhìn được các trang sách rực rỡ. Nhớ bổ sung những cuốn sách in hình và tên gọi các vật dụng quen thuộc.

  • Khi đọc với con, chỉ vào vật dụng trong hình.

Đảm bảo bé nhìn thấy mọi thứ thú vị có thể làm với sách. Với sách tiếng Anh, Pat the Bunny của tác giả Dorothy Kunhardt là cuốn sách kinh điển giúp bé sơ sinh chạm và cảm nhận.

  • Thay đổi tông giọng của bạn theo các nhân vật khác nhau trong truyện.

Hát các bài hát dành cho trẻ mầm non, diễn tả các biểu cảm trên khuôn mặt. Hãy làm bất cứ hiệu ứng đặc biệt nào có thể để khơi dậy hứng thú của bé.

  • Cho phép con chạm và cầm các cuốn sách vải, sách bìa cứng.
  • Khi đọc cho bé nghe, mỗi lần chỉ cần ngắn thôi nhưng phải duy trì hàng ngày, đều đặn.

Lắng nghe bạn đọc sách, trẻ sẽ hình thành mối liên hệ giữa sách và những gì thân thương nhất – giọng nói và sự gần gũi của bạn. Cho phép trẻ chạm vào sách còn làm sâu sắc hơn mối liên hệ ấy.

Ảnh: chametainang.net

2Hoạt động 2: Trò chuyện với trẻ độ tuổi chập chững biết đi

Thứ đã cũ với bạn vẫn có thể là mới mẻ, hấp dẫn với trẻ vừa biết đi và trẻ độ tuổi mầm non. Khi bạn nói về những trải nghiệm thường ngày, bạn giúp con kết nối của thế giới của trẻ với ngôn ngữ. Đồng thời, bạn tạo điều kiện cho trẻ vượt lên thế giới ấy, vươn tới những ý tưởng mới lạ.

Bạn sẽ cần:

Bạn và con

Phải làm gì:

  • Khi bạn chuẩn bị nấu bữa tối:

Hãy nói với trẻ về những điều đang diễn ra. Nếu bé 2-3 tuổi của bạn “giúp” mẹ bằng cách lấy hết xoong, nồi ra, tận dụng cơ hội này để nói về các vật dụng. Bạn có thể hỏi con: “Cái nào lớn hơn?”; “Con có thể tìm vung cho cái nồi này không?”; “Cái nồi này màu gì vậy?”.

  • Khi ra phố và con dừng lại để nhặt lá:

Hãy hỏi con những câu hỏi giúp trẻ suy nghĩ mới trả lời. Ví dụ: “Những chiếc lá nào giống nhau?”; “Lá nào khác nhau?”; “Còn thứ gì mọc trên cây nữa?”…

  • Đặt câu hỏi dạng “Chuyện gì xảy ra nếu…”.

Ví dụ: “Chuyện gì xảy ra nếu rác trên đường không được dọn?”; “Chuyện gì xảy ra nếu một cánh bướm đậu trên mũi con?”…

  • Kiên nhẫn trả lời những câu hỏi “tại sao” vô tận của con.

Khi bạn nói: “Mẹ không biết, mình cùng tìm hiểu nhé”, bạn chỉ cho con thấy tầm quan trọng của những cuốn sách trong việc tìm kiếm đáp án.

  • Sau khi con kể bạn nghe một câu chuyện, đặt câu hỏi để bạn hiểu rõ hơn.

Bằng cách này, trẻ học cách kể chuyện hoàn chỉnh để thu hút sự chú ý của bạn.

  • Tạo điều kiện cho con tham gia nhiều trải nghiệm

Ví dụ: tới thư viện, bảo tàng; đi bộ trong công viên; thăm bạn bè, họ hàng. Đưa ra nhiều bình luận, u hỏi, câu trả lời cho những dịp này.

Trò chuyện giúp trẻ mở rộng vốn từ vựng và hiểu biết về thế giới. Khả năng tiến hành một cuộc trò chuyện rất quan trọng với sự phát triển kỹ năng đọc. Nhớ rằng, nói quá nhiều vẫn tốt hơn là nói quá ít với trẻ nhỏ.

Ảnh: hoctienganhquabaihat.edu.vn

3Hoạt động 3: Lặp lại và vần điệu

Lặp lại giúp các cuốn sách trở nên dễ dự đoán hơn. Các độc giả nhí sẽ rất vui khi biết chuyện gì xảy ra tiếp theo.

Bạn sẽ cần:

  • Các cuốn sách với những cụm từ lặp đi lặp lại. Gợi ý của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ: Alexander and the Terrible, Horrible, No Good, Very Bad Day – tác giả Judith Viorst; Brown Bear, Brown Bear, What Do You See? – tác giả Bill Martin, Jr.; Horton Hatches the Egg – tác giả Dr. Seuss; and The Little Engine That Could – tác giả Watty Piper.
  • Những bài thơ ngắn giàu nhịp điệu

Phải làm gì:

  • Chọn một câu chuyện với các cụm từ lặp đi lặp lại hoặc bài thơ mà bạn và con đều thích.

Ví dụ:

(Đọc bằng giọng sói): “Little pig, little pig, let me come in”

(Đọc bằng giọng lợn con): “Not by the hair on my chinny-chin-chin”

(Giọng sói): “Then I’ll huff and I’ll huff and I’ll blow your house in!”

Sau khi sói thổi đổ ngôi nhà của chú lợn đầu tiên, bé sẽ nhanh chóng gia nhập vào nhịp điệu thú vị này.

  • Đọc thật chậm, kèm nụ cười hoặc động tác gật đầu, để con bạn biết bạn đánh giá cao sự tham gia của bé.
  • Khi trẻ quen thuộc hơn với câu chuyện, ngừng lại và cho con cơ hội để điền vào chỗ trống từ, cụm từ còn thiếu.
  • Khích lệ con vờ như đang đọc, đặc biệt là những cuốn sách có yếu tố lặp lại và vần điệu.

Phần lớn trẻ em thích đọc rốt cuộc sẽ ghi nhớ mọi phần hoặc vài phần cuốn sách. Trẻ sẽ bắt chước bạn đọc. Đây là việc bình thường trong quá trình phát triển kỹ năng đọc của bé.

Khi trẻ dự đoán những gì xảy ra tiếp theo, trẻ đã bắt đầu làm chủ quá trình đọc. Khi trẻ cảm thấy sự chủ động của mình, trẻ có dũng khí để thử nhiều hơn. Giả vờ đọc là một bước quan trọng trong quá trình học đọc.

Ảnh: Brightly

4Hoạt động 4: Diễn lại các bài thơ

Khi trẻ diễn lại một bài thơ hay, trẻ học cách yêu thích vần điệu, nhịp điệu và các bức tranh chỉ với số ít từ được chọn lọc kỹ. Trẻ sẽ lớn lên thành những người đọc bằng cách kết nối cảm nhận với từ được viết ra.

Bạn sẽ cần:

Các bài thơ có vần điệu, kể 1 câu chuyện và/hoặc là dạng viết từ góc nhìn của trẻ.

Phải làm gì:

  • Đọc bài thơ thật chậm cho trẻ và thể hiện toàn bộ khả năng diễn cảm của bạn.
  • Nếu có một bài thơ trẻ thích, gợi ý trẻ diễn lại một dòng thơ hay. Hãy thưởng cho nỗ lực của con bằng sự cổ vũ nồng nhiệt.
  • Gợi ý trẻ diễn lại một khổ thơ hoặc toàn bộ bài thơ. Đề nghị con diễn tả nét mặt theo cách nhân vật trong bài thơ cảm nhận. Hãy nhớ rằng biểu cảm khuôn mặt mang tới cảm xúc trong giọng nói của người trình diễn.
  • Là khán giả nhiệt thành của con. Vỗ tay cổ vũ luôn là hành động đẹp.
  • Nếu con cảm thấy thoải mái với ý tưởng diễn kịch này, tìm kiếm địa điểm lớn hơn, với đối tượng khán giả tập trung hơn. Có thể là một buổi diễn sau bữa tối cho cả nhà thưởng thức.
  • Sai sót là một phần thực tế của cuộc sống. Vì vậy, nếu trẻ sai sót, đơn giản là bỏ qua.

Các bài thơ thường ngắn với nhiều khoảng giấy trắng. Điều này giúp trẻ – những độc giả nhí không cảm thấy choáng ngợp. Sự tự tin sẽ dần được bé tích luỹ và phát huy.

Ảnh: appletreebsd.com

5Hoạt động 5: Trò chuyện về sách

Nói về những gì bạn đọc là cách khác để giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng tư duy. Bạn sẽ không cần lập kế hoạch cho các cuộc trò chuyện. Hãy thảo luận tự nhiên về mọi câu chuyện hoặc mong chờ câu trả lời từ con.

Bạn sẽ cần:

Các cuốn sách kể một câu chuyện nào đó

Phải làm gì:

  • Đọc chậm và thi thoảng dừng lại để nói to ra những suy nghĩ của bạn về truyện (think aloud).

Bạn có thể nói: “Mẹ băn khoăn không biết chuyện gì xảy ra tiếp theo nhỉ?”. Hoặc hỏi: “Con có biết cung điện là gì không?”. Hoặc chỉ cho con thấy: “Nhìn xem bạn chuột nhỏ lúc này đang ở đâu này”.

  • Trả lời câu hỏi của con.

Và nếu bạn nghĩ trẻ không hiểu gì đó, hãy dừng lại để hỏi trẻ. Đừng lo lắng nếu bạn làm gián đoạn mạch truyện để làm rõ một chi tiết. Nhưng tất nhiên, nên giữ cho câu chuyện mạch lạc, trôi chảy nhất có thể.

Trò chuyện về những cuốn sách đã đọc giúp trẻ phát triển vốn từ vựngliên hệ với đời sốnghàng ngày và vận dụng những gì đã biết về thế giới để hiểu câu chuyện.

Ảnh: medcom.id

6Hoạt động 6: Nào con nghe nhé

Trẻ em là những người bắt chước thiên tài. Khi bạn kể chuyện, con bạn cũng sẽ bắt đầu kể chuyện.

Bạn sẽ cần:

Trí tưởng tượng của mình

Phải làm gì:

  • Đề nghị con kể các câu chuyện như cách bạn đã làm. Hỏi con: “Và rồi chuyện gì xảy ra?” để mở đường cho câu chuyện diễn biến.
  • Lắng nghe thật kỹ khi con nói. Bày tỏ sự chăm chú và có sự tương tác với trẻ.
  • Nếu không hiểu một phần nào đó trong truyện trẻ kể, dành thời gian nhờ con giải thích. Việc này giúp trẻ hiểu mối quan hệ người nói – người nghe, tác giả – độc giả.
  • Khích lệ trẻ thể hiện bản thân. Việc này giúp trẻ phát triển vốn từ vựng phong phú hơn. Nó cũng giúp trẻ phát âm một cách rõ ràng, rành mạch.

Có một khán giả chú tâm và hào hứng rất có ích cho trẻ cải thiện kỹ năng ngôn ngữ. Bên cạnh đó là sự tự tin trong khi nói. Cha mẹ có thể là khán giả tuyệt vời nhất mà một em bé có thể có được.

Ảnh: tuturma.ma

7Hoạt động 7: TV

Tivi có thể là công cụ giáo dục hữu ích đối với trẻ em. Chìa khoá để tận dụng lợi ích của tivi là đặt ra giới hạn, đưa ra lựa chọn tốt, dành thời gian xem với con, thảo luận về những gì đã xem và khích lệ việc đọc tiếp nối xem.

Bạn sẽ cần:

Lịch trình xem tivi hàng tuần

Phải làm gì:

  • Giới hạn thời gian xem tivi của con và đưa ra quy tắc cũng như kèm giải thích rõ ràng. Cùng trẻ chọn chương trình để xem.
  • Giám sát những gì trẻ xem trên tivi và bất cứ khi nào có thể, xem chương trình đó cùng con.
  • Khi xem tivi cùng con, thảo luận những gì bạn thấy. Nhờ đó, trẻ hiểu rõ hơn về chương trình.
  • Tìm kiếm chương trình tivi khơi gợi hứng thú của trẻ và khích lệ việc đọc. Ví dụ, chương trình về khoa học, động vật hoang dã, văn học…

Nhiều chuyên gia khuyến nghị trẻ xem tivi không quá 10 giờ/tuần. Hạn chế thời lượng xem tivi giúp bé có thời gian để đọcviết và làm các hoạt động khác.

Ảnh: momma.id

Theo Reading Rocket

 

Liên hệ với chúng tôi

Xem thêm

0979.263.759