25 hoạt động giúp bé 0-11 tuổi đọc sách thật vui (P3)
Những hướng dẫn chi tiết về các hoạt động khi đọc sách cho trẻ từ 0 tuổi tới hết lớp 6 của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ rất đáng để phụ huynh tham khảo.
(Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp, Thầy Trường mở các lớp học thêm toán 10, học thêm toán 11 tại Hà Nội)
Ảnh: Brightly
Những câu chuyện dành cho trẻ nên thuộc đủ thể loại: truyện cổ tích, truyện cười, truyện phiêu lưu, kỳ thú… Bên cạnh đó không thể thiếu những truyện kể thường ngày.
Bạn sẽ cần:
Nhiều cuốn sách hay khác nhau
Phải làm gì:
Bước quan trọng để học đọc chính là nghe những cuốn sách hay. Cha mẹ đọc to cho trẻ dạy các khái niệm đọc – viết đơn giản bằng cách chia sẻ sách. Khích lệ con nghe, suy ngẫm, bình luận, nhận xét, đặt câu hỏi.
Hãy đủ linh hoạt để nhanh chóng loại bỏ một cuốn sách không hấp dẫn trẻ sau một số lần thử đọc. Không cần thiết phải thích mọi cuốn sách. Và không ai, đặc biệt một đứa trẻ, bị ép buộc đọc/nghe cuốn sách mình không thích.
Ngay cả khi đã lớn so với tuổi đọc sách tranh, trẻ vẫn thích được nghe bạn đọc. Nghe một câu chuyện hay được kể truyền cảm, nhất là khi nó hơi khó hơn chút so với khả năng của trẻ là cách tuyệt vời khích lệ trẻ tự đọc. Không phải tất cả sách đều thích hợp để đọc to. Một số sẽ hay hơn nếu được đọc thầm.
Có nhiều sách thiếu nhi sẽ thú vị hơn nhiều nếu bạn chia sẻ với con một chương trước giờ đi ngủ hay trong chuyến đi dài. Một số sách mà trẻ em không nên bỏ lỡ. Đó là những cuốn trẻ sẽ muốn nghe nhiều lần và rốt cuộc sẽ tự mình đọc.
Trẻ nhỏ muốn đọc những thứ khiến chúng cười hay khóc, run sợ hay hồi hộp. Trẻ phải có những câu chuyện, bài thơ phản ánh được cảm xúc của mình. Trẻ cần cảm giác mạnh của trí tưởng tượng, của việc được đặt mình vào vị trí nhân vật và lên đường phiêu lưu. Trẻ muốn trải nghiệm niềm vui và sự bất ngờ khi nghe những ngôn từ vui nhộn. Với trẻ em, đọc phải đồng nghĩa với vui, tưởng tượng, băn khoăn và cảm xúc được khơi gợi. Nếu không, bạn đừng ngạc nhiên khi con từ chối đọc. Vì vậy, đôi khi hãy để con chọn cuốn sách mà trẻ muốn nghe bạn đọc.
Trao cho con nhiều cơ hội để đọc và sáng tác truyện, lên danh sách, gửi tin nhắn, viết thư, gửi thiệp cho bạn bè, người thân. Do các kỹ năng đọc và viết củng cố, hỗ trợ lẫn nhau, kỹ năng và sự thành thạo của con bạn sẽ được tăng cường nếu bạn giúp trẻ kết nối 2 kỹ năng quan trọng này.
2Hoạt động 15: Những hoạ sĩ đầy sáng tạo
Trẻ yêu thích sự sáng tạo khi nhắc đến hoạt động vẽ và những hình minh hoạ, hình ảnh gợi lên trong trí óc khi đọc sách.
Bạn sẽ cần:
-
Giấy vẽ
-
Bút bi và bút chì
-
Bút sáp màu, bút nhũ…
Phải làm gì:
Tìm một câu chuyện ngụ ngôn, cổ tích hay truyện ngắn để con đọc. Sau đó, đề nghị con minh hoạ một phần câu chuyện mà con thích nhất. Hoặc con có thể mô tả nhân vật mình yêu mến. Để con đọc hoặc viết vài câu mô tả bức vẽ đó.
3Hoạt động 16: Mua sắm bằng ngôn từ
Tận dụng chuyến đi mua sắm hàng tuần để giúp con phát triển kỹ năng đọc và viết.
Bạn sẽ cần:
-
Giấy và bút chì
-
Các tờ quảng cáo
-
Phiếu mua hàng siêu thị
Phải làm gì:
Khi bạn lên danh sách thứ cần mua, đưa cho trẻ 1 tờ giấy và đọc danh sách cho con. Nếu trẻ hỏi phải viết tên của một vật dụng như thế nào, hãy viết chính xác từ đó để con viết lại hoặc đánh vần từng chữ cái cho con.
Đề nghị con xem các quảng cáo để tìm ra giá của càng nhiều vật dụng càng tốt. Trẻ có thể viết các mức giá này vào danh sách và lựa chọn trong số các phiếu giảm giá loại có thể dùng được. Đưa con tới siêu thị và đề nghị con đọc tên từng thứ cần mua.
4Hoạt động 17: Nấu ăn
Nấu ăn luôn mang lại niềm vui cho trẻ, nhất là khi trẻ có thể ăn thành phẩm mình làm ra.
Bạn sẽ cần:
-
Các công thức dễ thực hiện
-
Đồ nấu nướng
-
Bút chì và giấy
Phải làm gì:
Cho trẻ xem một công thức món ăn. Đề nghị con đọc công thức cho bạn khi bạn tiến hành nấu nướng. Nonis với trẻ mỗi bước phải được thực hiện theo thứ tự nhất định. Để con giúp việc trộn nguyên liệu. Cho phép con viết ra các công thức khác từ sách nấu ăn mà con thích làm.
Ảnh: LittleGuide Detroit
5Hoạt động 18: Làm từ điển
Một cuốn từ điển là học cụ rất giá trị, nhất là khi con bạn có một danh sách từ khó.
Bạn sẽ cần:
-
Giấy và bút chì
-
Dập ghim
-
Tạp chí cũ
Phải làm gì:
Khích lệ con tạo nên một cuốn từ điển bằng cách gắn nhiều tờ giấy lại thành một cuốn sách nhỏ. Đề nghị con viết lên đầu mỗi trang 1 từ mới mà con vừa học. Nếu từ đó có thể biểu thị bằng tranh, để con tìm trong báo, tạp chí cũ hình minh hoạ phù hợp rồi dán vào trang từ điển tương ứng.
Đề nghị con viết nghĩa của mỗi từ kèm theo câu có sử dụng từ đó. Con có thể sử dụng một số hoặc toàn bộ các câu này để sáng tác truyện. Khích lệ con đọc câu chuyện đó cho bạn và các thành viên khác trong gia đình.
6Hoạt động 19: Viết nhật ký
Duy trì viết nhật ký là cách để trẻ ghi lại những sự kiện thường ngày và cảm xúc của mình.
Bạn sẽ cần:
2 cuốn sổ – 1 cho bạn và 1 cho con!
Phải làm gì?
Giúp con bắt đầu viết nhật ký. Giải thích cho con nhật ký là gì và thảo luận về các chủ đề con có thể viết. Ví dụ: kết bạn mới, hoạt động thú vị ở trường, cô giáo mà con yêu mến… Khích lệ con suy nghĩ, tìm tòi nhiều ý tưởng khác. Cùng con chia sẻ nhật ký vào mỗi cuối tuần. Bạn và con thay nhau đọc to phần nhật ký mình muốn chia sẻ.
7Hoạt động 20: Xin chào và tạm biệt
Ai cũng thích nhận được thư, nhất là khi thiệp gửi kèm được tự tay người gửi thiết kế.
Bạn sẽ cần:
-
Giấy và bút chì
-
Bút sáp màu và bút nhũ
-
Phong thư và tem thư
Phải làm gì?
Đề nghị con liệt kê sinh nhật các thành viên trong nhà, họ hàng, bạn bè. Cho trẻ xem một số thiệp sinh nhật mua sẵn. Con có thể tự tạo ra thiệp chúc sinh nhật của riêng mình. Sau đó, con có thể gửi tám thiệp đó cho người bạn hoặc họ hàng vào dịp sinh nhật họ.
8Hoạt động 21: Đọc sách là món quà
Đọc sách sẽ trở nên hấp dẫn hơn nếu bạn có tự làm một cái đánh dấu trang.
Bạn sẽ cần:
-
Vài miếng bìa loại nhẹ
-
Bút bi và bút chì
-
Giấy
-
Bút sáp màu, bút nhũ
Phải làm gì?
Bạn có thể cho con xem trước một số mẫu đánh dấu trang. Sau đó, hướng dẫn con trang trí một miếng bìa kích cỡ vừa phải. Một mặt, con vẽ bức tranh về một cảnh trong sách. Mặt còn lại, con viết tên sách, tác giả, nhà xuất bản, ngày xuất bản và vài câu về cuốn sách. Sau khi hoàn thành, con có thể gửi tặng chúng cho bạn bè, họ hàng kèm theo một lời nhắn nho nhỏ.
Ảnh: Homesthetics
9Hoạt động 22: Dò tìm danh bạ điện thoại
Một cuốn danh bạ điện thoại chứa đựng vô số thông tin và có thể tận dụng để hỗ trợ hoạt động đọc và viết của trẻ.
Bạn sẽ cần:
-
Một cuốn danh bạ điện thoại, bao gồm các trang vàng
-
Giấy và bút chì
Phải làm gì:
Hướng dẫn con xem các trang vàng trong danh bạ điện thoại. Sau đó, chọn ra một dịch vụ cụ thể và viết một đoạn quảng cáo hài hước về dịch vụ đó. Đề nghị con đọc mẩu quảng cáo này cho bạn. Bạn cũng có thể giúp con tìm kiếm thông tin về nhà bạn hoặc một người quen ở phần trang trắng danh bạ. Giải thích các mục khác nhau (tên họ và địa chỉ) cùng với các cụm viết tắt thông dụng.
10Hoạt động 23: Đọc bản đồ
Trẻ thích đọc bản đồ các con đường và hoạt động này hỗ trợ trẻ kiến thức địa lý.
Bạn sẽ cần:
-
Một tấm bản đồ hoặc tờ atlas
-
Giấy và bút chì
-
Phong thư và tem thư
Phải làm gì?
Khi lập kế hoạch cho một kỳ nghỉ, để con xem bản đồ và vạch ra con đường sẽ đi. Trò chuyện với con về điểm khởi hành và điểm kết thúc. Để con chọn đường đi giữa 2 điểm này.
11Hoạt động 24: Tin tức có gì?
Báo chí là một dạng giao tiếp thường ngày với thế giới bên ngoài. Nó cũng cung cấp nhiều hoạt động học tập cho trẻ.
Bạn sẽ cần:
Phải làm gì?
Đề nghị con đọc một bài báo ngắn trên tờ báo giấy và gạch chân mọi thông tin bằng bút màu xanh. Bút màu cam dùng để đánh dấu phần bày tỏ ý kiến, nhận xét.
Tranh ảnh luôn có tính thu hút mạnh với trẻ mọi độ tuổi. Quan sát phần hình ảnh trên báo. Đề nghị con nói về bức ảnh đó hoặc liệt kê các tính từ để mô tả bức ảnh.
Nhìn vào mục giới thiệu phim ảnh trên báo. Đề nghị con xem xét hình ảnh đi và phần quảng cáo đi kèm. Khích lệ con nói cho bạn biết con nghĩ gì về bộ phim.
Để con chọn một tiêu đề và biến nó thành câu hỏi. Sau đó, con có thể đọc bài báo để xem câu hỏi có được giải đáp thoả đáng không.
Chọn một bài báo thú vị. Khi bạn đang nấu bữa tối, nói với con bạn đang rất bận và đề nghị con đọc cho bạn nghe bài báo đó.
12Hoạt động 25: Dùng tivi để kích thích việc đọc của trẻ
Có đứa trẻ nào lại không thích xem tivi? Hãy tận dụng hình thức giải trí này để hỗ trợ việc học của con thay vì gây ảnh hưởng tiêu cực.
Một số ý tưởng quan trọng cần xem xét trước khi bạn bật tivi: Hạn chế thời gian xem tivi để trẻ có cơ hội làm các việc khác, trong đó có đọc sách.
Đặt ra một khoảng thời gian mà cả nhà đều tắt tivi và đọc sách. Trước khi bật tivi, hỏi con xem con muốn xem chương trình nào. Đề nghị con giải thích lý do vì sao chọn chương trình đó.
Ngoài ra, bạn cũng nên xem các chương trình con thích. Nhờ đó, bạn có thể chia sẻ cùng con.
Bạn sẽ cần:
-
Tivi
-
Bút đánh dấu nhiều màu
-
Lịch hàng tháng
-
Giấy và bút chì
Phải làm gì?
Đề nghị con cho bạn biết về nhân vật truyền hình con yêu thích.
Khi con xem quảng cáo trên tivi, đề nghị con phát minh ra 1 sản phẩm, viết slogan hay quảng cáo cho sản phẩm đó.
Khích lệ con xem những chương trình khuyến đọc như giới thiệu sách hay mỗi ngày. Bên cạnh đó là những bộ phim tài liệu về chủ đề trẻ hứng thú. Từ đó, thảo luận với con về những ý tưởng hay trong chương trình. Chỉ dẫn con tìm kiếm thêm thông tin bên ngoài.
Đề nghị con liệt kê 10 chương trình truyền hình yêu thích. Sau đó, con sẽ lên danh sách các chương trình này, phân theo thể loại. Ví dụ: chương trình gia đình, phim hoạt hình, thể thao, phim tài liệu thế giới động vật… Nếu bạn thấy lựa chọn của con chưa đủ phong phú, hãy gợi ý vài chương trình nữa để con mở rộng trải nghiệm.
Chuẩn bị tờ lịch tháng với các biểu tượng như ảnh mặt trời rực rỡ biểu thị một hoạt động ngoài trời. Hoặc ảnh một cuốn sách biểu thị việc đọc. Mỗi lần con thực hiện một hoạt động trong thời gian rảnh hàng ngày, khích lệ con dán hình ảnh biểu tượng vào ô phù hợp trên lịch. Việc này giúp con hiểu mình đã dành thời gian rảnh rỗi làm gì. Nó cũng giúp trẻ dần tạo nên một lịch trình phong phú hơn.
Thảo luận về một bảng xếp hạng với các mức đánh giá từ 1 đến 5 sao. Đề nghị con đánh giá sao cho một số chương trình truyền hình cụ thể. Con có thể giải thích vì sao lại đánh giá như vậy.
Cùng con chuẩn bị một cuốn sổ nhật ký tivi. Mỗi tuần, con sẽ viết ra 5 từ chưa biết mà con nghe hay thấy trong các chương trình truyền hình. Động viện con tìm hiểu nghĩa các từ đó trong từ điển. Hoặc bạn có thể trò chuyện, giải thích với con.
Theo Reading Rocket