7 câu hỏi giúp trẻ phát triển cốt truyện khi viết
Không chỉ dừng lại ở câu hỏi về “ai, cái gì, khi nào”, những gợi ý dưới đây sẽ làm cho bé cảm thấy mạch lạc, rõ ràng hơn khi sáng tạo cốt truyện cho bài văn của mình. Chia sẻ của cô giáo Christina Lovdal Gil trên trang We Are Teachers.
Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp:
Trung tâm học toán Thầy Trường mở các lớp học toán các bậc phụ huynh tham khảo tại đây: học thêm toán 12, học thêm toán 11, học thêm toán 10, học thêm toán 9 , luyện thi vào 10, học thêm toán 8 , học thêm toán 7, học thêm toán 6.
“Tôi có một số mục tiêu rất quan trọng khi dạy viết. Tôi muốn học trò của mình cải thiện các kỹ năng. Tôi muốn các em trân trọng quá trình viết. Tôi muốn các em học những điều mình cần để có thể thành công trong bất cứ lĩnh vực nào của cuộc sống.
Nhưng tôi cũng muốn không phải ghét việc chấm bài của học trò – vốn sẽ giúp trẻ vươn tới những mục tiêu đó.
Đọc các bài viết của học trò càng vui bao nhiêu, tôi lại càng hào hứng tìm chọn bài để giao cho các em. Và từ đó, học trò càng có nhiều cơ hội để thực hành kỹ năng viết. Vậy nên, khi giao đề tài viết sáng tạo cho lớp, tôi muốn đảm bảo rằng học trò sẽ hiểu rõ khái niệm “cốt truyện”.
Nhưng dạy về cố truyện không phải lúc nào cũng dễ dàng. Yếu tố này chưa đủ để giải thích một cách đơn giản bằng lời hay qua sơ đồ minh hoạ. Học trò cần nắm chắc cách phối hợp các yếu tố trong câu chuyện của mình.
Dần dà, tôi đã đúc kết được một số câu hỏi khi dạy trẻ về cốt truyện.
Tôi phát hiện chúng khá hiệu quả trong việc thúc đẩy học trò cấu trúc tác phẩm của mình sao cho người đọc muốn đọc. Tôi thường đề nghị các em hoàn thành những câu hỏi này sau khi được truyền cảm hứng và nắm bắt được chủ đề sẽ viết.
1Ai là nhân vật chính trong truyện của con và họ muốn làm gì?
Câu hỏi đầu tiên này nghe có vẻ rõ ràng quá phải không? Nhưng nó giúp học trò khẳng định một cách chắc chắn rằng: nhân vật của trẻ muốn gì. Nhờ đó, trẻ sẽ vạch ra được hướng phát triển của câu chuyện.
2Ai hoặc cái gì là nhân vật phản diện?
Đây là người hoặc vật sẽ khiến nhân vật chính khó lòng đạt mục tiêu. Không gì giết chết cốt truyện nhanh hơn việc nhân vật chính lập tức có được thứ mình muốn. Và cũng không có gì nhàm chán hơn việc đọc một câu chuyện dài về một nhân vật “thích gì được nấy”. Câu hỏi này không quá khó với trẻ. Nhưng nó lại giúp trẻ xác định rõ ràng điều gì tạo nên mâu thuẫn để tạo nên sự hấp dẫn cho câu chuyện?
3Điều gì xảy ra nếu nhân vật chính thất bại? Tại sao người đọc cần quan tâm?
Thời điểm này, học trò cần một chút động lực để suy nghĩ thực sự về trải nghiệm của độc giả khi đọc tác phẩm của mình. Nếu các em quen với suy nghĩ: thứ mình viết chỉ để giáo viên đọc và cho điểm; các em có thể không tìm được câu trả lời cho câu hỏi này. Một bí quyết hay để áp dụng là dành thời gian cho trẻ đọc, chia sẻ bài viết của mình với bạn cùng nhóm. Ý kiến của trẻ khác có thể đáng giá hơn nhiều so với của bạn.
4Nhân vật cố gắng ra sao để đạt mục tiêu và nhân vật phản diện làm gì để ngăn chặn?
Tuỳ vào độ dài câu chuyện, trẻ có thể có nhiều câu trả lời khác nhau cho câu hỏi này. Có lẽ, trẻ sẽ nghĩ nhiều hơn mức mình cần và sau đó, chỉ chọn ra hướng phù hợp nhất. Để trẻ suy nghĩ, tìm kiếm nhiều mâu thuẫn nhỏ giúp trẻ làm mới câu chuyện, khiến nó hấp dẫn hơn.
5Nhân vật chính cuối cùng thành công/thất bại như thế nào? Cao trào của câu chuyện, sự kiện mà người đọc chờ đợi, là gì?
Tôi biết có nhiều cách chính thống khác để định nghĩa cao trào câu chuyện. Nhưng tôi luôn mô tả đó là điều mà người đọc chờ đợi. Nó có thể là một trận đối đầu lớn hay một buổi khiêu vũ cực kỳ quan trọng. Yếu tố này của cốt truyện có thể rất khó với trẻ. Làm thế nào để tạo ra được sự mong chờ, căng thẳng vì mong chờ trong một câu chuyện? Xác định trước một sự kiện giúp trẻ viết được cốt truyện sáng tạo. Không những thế, trẻ còn học được tầm quan trọng của cấu trúc khi viết văn.
6Kết quả cuối cùng của cuộc tranh đấu là gì? Tất cả được giải quyết như thế nào?
Một lần nữa, khi trẻ hình dung tới kết thúc của câu chuyện, toàn bộ quá trình sẽ diễn ra trơn tru hơn, dễ dàng hơn. Tôi thường nói với học trò của mình rằng, khi trẻ viết về điều gì đó lan man, người đọc sẽ cảm thấy nhàm chán và nhầm lẫn. Ngược lại, khi có định hướng và mục đích rõ ràng, câu chuyện sẽ thu hút hơn nhiều.
7Ý nghĩa chủ đề của cách giải quyết vấn đề đó là gì? Quan điểm nào về bản chất con người hay cuộc sống mà trẻ muốn ám chỉ ở đây?
Dù tôi thực sự thích quan sát học trò hào hứng vận dụng trí tưởng tượng và sáng tạo khi viết, điều tôi muốn nhất sau khi đọc tác phẩm các em viết là hiểu thêm một chút về cách học trò nhìn nhận thế giới. Do đó, tôi khích lệ các em đưa quan điểm và ý kiến của riêng mình vào bài văn. Ngoài ra, khi trẻ kết hợp những câu nhấn mạnh chủ đề vào cốt truyện, kỹ năng viết của trẻ đã được nâng tầm.
Theo We Are Teachers