Cô giáo chia sẻ bí quyết viết văn với ‘số 5 thần thánh’

Việc áp dụng 5 bước để làm một số dạng văn như nghị luận xã hội, phân tích biện pháp tu từ, cảm thụ một đoạn thơ… giúp trẻ viết văn hiệu quả hơn.

(Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp, Thầy Trường mở các lớp học thêm toán 12học thêm toán 11 tại Hà Nội)

Theo chia sẻ của cô Nguyễn Thị Phương Diệp, giáo viên THPT Trần Hưng Đạo (Thanh Xuân), ban đầu sẽ thấy các bước tách nhau. Nhưng làm càng quen sẽ thấy nó nhuần nhuyễn, logic và không còn khô cứng nữa. Rèn được lối viết này thì tiếng Việt và tiếng Anh hỗ trợ nhau rất nhiều. Vì khi làm bài luận tiếng Anh, con cũng đã quen với cách tư duy mạch lạc, tập trung vào vấn đề chính.

Ảnh: Freepik

5 bước để viết văn Nghị luận xã hội

Văn nghị luận xã hội có rất nhiều dạng bài nhỏ như nghị luận về một hiện tượng, một tư tưởng đạo lý. Khi triển khai cũng vì thế có nhiều cách. Nhưng thực tế chính là làm rõ 3 vấn đề sau:

  • Mô tả (Trong tiếng Anh chính là trả lời các câu hỏi: What, When, Who, Where)
  • Lý giải (trả lời các câu hỏi: Why, How…)
  • Giải pháp/đề xuất (so what, what it, what next)

Từ ba bước này bài nghị luận xã hội các con cứ triển khai thành 5 bước cụ thể sau:

B1: Nêu vấn đề

B2: Mở rộng vấn đề

Chính là làm rõ vấn đề ứng với phần mô tả phải:

  • giải thích được nó là cái gì,
  • bày tỏ được quan điểm đồng tình hay không,
  • nó đúng hay sai…

B3: Phản biện/ bác bỏ

Chính là giải thích được:

  • Tại sao?
  • Nếu không thì sao?
  • Điều ngược lại với nó là gì?
  • Hậu quả…?

B4: Liên hệ/ rút ra bài học

B5: Chốt lại vấn đề

Trong đó, bước 2 là trọng tâm, bước 3 là cơ sở để đánh giá mức khá giỏi.

5 bước với bài văn/ đoạn văn phân tích biện pháp tu từ hoặc cảm thụ một đoạn thơ

  • B1: Nêu vấn đề
  • B2: Chỉ ra biện pháp tu từ (gọi tên, thể hiện ở câu nào, từ nào, hình ảnh nào)
  • B3: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó trong việc thể hiện nội dung tư tưởng
  • B4: So sánh liên hệ, mở rộng
  • B5: Chốt lại vấn đề

Trong đó bước 3 là trọng tâm, bước 4 là mức đánh giá học sinh khá giỏi.

5 bước đối với bài văn cảm thụ về tác phẩm văn xuôi

  • B1: Nêu vấn đề
  • B2: Chỉ ra, tóm tắt được các chi tiết, sự kiện, hành động của nhân vật thể hiện vấn đề
  • B3: Phân tích, bình luận các chi tiết sự kiện
  • B4: So sánh liên hệ mở rộng đánh giá
  • B5: Chốt lại vấn đề

Trong đó bước 3 là trọng tâm, bước 4 đánh giá học sinh khá giỏi.

5 bước để mở bài

  • B1: Giới thiệu tác giả (thường là vai trò, vị trí của tác giả đó đối với nền văn học)
  • B2: Phong cách tác giả (thường là vấn đề gắn liền với tác phẩm)
  • B3: giới thiệu tác phẩm (thể hiện rõ phong cách ở trên)
  • B4: Đưa ra đặc sắc nội dung, nghệ thuật (liên quan trực tiếp đến vấn đề đề yêu cầu)
  • B5: Dẫn vấn đề

Ví dụ: phân tích nhân vật ông Hai (Làng của Kim Lân)

  • B1: Kim Lân là một cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn học hiện đại Việt Nam
  • B2: Đề tài chủ yếu trong các sáng tác của Kim Lân là đề tài về người nông dân và nông thôn.
  • B3: tác phẩm Làng là một tác phẩm tiêu biểu cho mảng đề tài này trong sự nghiệp văn học của nhà văn
  • B4: Truyện ngắn đã phản ánh sâu sắc tình yêu làng của người nông dân trong một thời kỳ mới, trước những thử thách mới.
  • B5: Một trong những thành công của tác phẩm là hình tượng nhân vật ông Hai với tình yêu làng, yêu nước sâu sắc mang phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam.

Theo chia sẻ của Cô giáo Nguyễn Diệp trên FB Group Con Tự Học

Liên hệ với chúng tôi

Xem thêm

0979.263.759