5 hiệu ứng tâm lý giúp bạn dạy con hiệu quả hơn

Hiểu rõ về những hiệu ứng tâm lý phổ biến này, cha mẹ có thể khéo léo tác động một cách tích cực đến trẻ. Kết quả, việc dạy con đạt hiệu quả mong muốn mà không cần đòn roi, la mắng.

Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp:

Trung tâm học toán Thầy Trường mở các lớp học toán các bậc phụ huynh tham khảo tại đây: học thêm toán 12học thêm toán 11học thêm toán 10học thêm toán 9 luyện thi vào 10học thêm toán 8 học thêm toán 7, học thêm toán 6.

1. Hiệu ứng quá giới hạn

Câu chuyện truyền cảm hứng

Có một câu chuyện kể về nhà văn vĩ đại người Mỹ Mark Twain. Mark Twain nghe bài thuyết giảng của mục sư tại nhà thờ. Ban đầu, ông rất cảm động trước với bài diễn văn, còn dự định sẽ lấy một khoản tiền lớn để quyên tặng nhà thờ.

Nhưng sau vài phút, vị mục sư vẫn tiếp tục nói, còn Mark Twain cảm thấy bắt đầu nhàm chán, và quyết định giảm số tiền này xuống một nửa. Sau 10 phút, khi vị mục sư trên bục vẫn đang huyên thuyên không ngừng, Mark Twain cảm thấy không chịu nổi nữa, ông quyết định sẽ không quyên tặng tiền nữa.

Lý giải về hiệu ứng

Trong tâm lý, hiện tượng này gọi là “hiệu ứng quá giới hạn”. Nghĩa là khi bị kích thích quá nhiều, quá mạnh và thời gian tác dụng quá lâu sẽ dẫn đến tâm lý cực kỳ khó chịu. Kết quả không được như mong muốn ban đầu.

Cách áp dụng hiệu ứng tâm lý khi dạy con

Một sai lầm nhiều cha mẹ mắc phải khi dạy con là đôi khi quá tập trung vào lỗi sai của trẻ. Hoặc nhắc đi nhắc lại lỗi sai. Hậu quả: khiến trẻ bực bội, chán ghét, bất hợp tác. Thậm chí, trẻ cố tình làm sai nữa để chọc tức bạn. Cứ như vậy sẽ tạo thành một vòng luẩn quẩn nguy hiểm.

Thay vào đó, cha mẹ hãy giữ thái độ bình tĩnh để phản ứng với lỗi sai của trẻ. Không chì chiết, đay nghiến trẻ. Nếu có trách mắng, cũng nên giữ ở mức độ nhất định. Nếu lần tới có muốn nhắc lại lỗi này, hãy tìm cách tiếp cận khác. Một khi trẻ có suy nghĩ bạn là người “nhớ lâu thù dai” thì việc dạy trẻ sẽ khó khăn hơn.

2. Hiệu ứng “Westerners”

Câu chuyện truyền cảm hứng

Một đám trẻ con chơi đùa huyên náo suốt ngày trước cửa nhà một ông lão. Liên tục như vậy vài ngày khiến ông lão cảm thấy như không chịu đựng thêm được nữa. Ông bèn gọi bọn trẻ lại, cho mỗi đứa 10 đồng và nói rằng: “Ta thưởng cho các cháu số tiền này, các cháu náo nhiệt ở đây khiến ta cảm thấy mình trẻ lại rất nhiều.”

Bọn trẻ rất vui vẻ, hôm sau lại tiếp tục đến. Nhưng lần này ông lão chỉ cho mỗi đứa 5 đồng. Ngày tiếp theo, ông chỉ cho mỗi đứa trẻ 2 đồng. Bọn trẻ rất giận, còn nói: “Cả ngày mới được 2 đồng, ông có biết chúng cháu chơi như vậy để ông được vui cũng mệt lắm hay không?” Nói đoạn, bọn trẻ bỏ đi và không đến nhà ông lão chơi nữa.

Lý giải về hiệu ứng

Câu chuyện trên là ví dụ của hiệu ứng Westerners. Ban đầu lũ trẻ chơi là vì động cơ bên trong: để được vui vẻ. Nhưng sau đó, bọn trẻ chuyển sang chơi vì tiền – động cơ bên ngoài. Ông lão đã thay đổi được hành vi của bọn trẻ nhờ thao túng động cơ bên ngoài này.

Cách áp dụng hiệu ứng tâm lý khi dạy con

Hiệu ứng tâm lý này có thể được áp dụng để thực hiện khen thưởng trẻ. Nếu bạn dùng khen thưởng để khiến trẻ làm gì đó, ban đầu, nó có thể rất hiệu quả. Nhưng nếu lạm dụng, trẻ sẽ nảy sinh tâm lý: có được phần thưởng mới làm. Rất dễ nhận biết điều này trong cuộc sống thường ngày: cha mẹ cho trẻ xem tivi, iPad để trẻ ăn. Hoặc thưởng tiền cho trẻ để trẻ đạt điểm cao. Như vậy, cần rất thận trọng khi áp dụng phần thưởng với trẻ.

Biện pháp khích lệ có tính lâu dài, bền vững là tác động vào động cơ bên trong của trẻ. Nếu khơi gợi được sự hứng thú, giúp trẻ nhận biết ý nghĩa đích thực của một việc nào đó, trẻ sẽ vui vẻ và tự nguyện làm. Tất nhiên, việc này khó hơn nhiều so với sử dụng khen thưởng.

3. Hiệu ứng ám thị​

Thí nghiệm của nhà tâm lý học Mỹ Robert Rosenthal

Ông chia chuột bạch thành 2 nhóm A và B, ồi nói với người nuôi rằng những chú chuột này rất thông minh. Đồng thời ông nói với người nuôi dưỡng nhóm B rằng đó chỉ là những chú chuột bình thường. Một thời gian sau, ông tiến hành cho 2 nhóm chuột vượt qua mê cung. Kết quả: nhóm A thực sự thông minh hơn nhóm B, có thể thoát khỏi mê cung tìm thức ăn nhanh hơn.

Ngạc nhiên trước kết quả này, ông lại đến một trường trung học để khảo sát thêm. Ông vào một lớp học bất kỳ và khoanh tròn vài cái tên trong bảng danh sách. Sau đó, ông nói với giáo viên lớp đó rằng các em học sinh này thông minh và nổi trội hơn. Vài tháng sau, ông trở lại trường và quả thực kỳ tích đã xảy ra. Những em học sinh được ông khoanh tròn tên thực sự trở nên xuất sắc đứng đầu lớp.

Lý giải về hiệu ứng

Đây chính là do kết quả sự “ám thị” của một cá nhân. Khi chúng ta suy nghĩ lạc quan và tích cực thì kết quả sẽ tốt. Còn khi chúng ta luôn sống với cảm giác tiêu cực, bi quan thì lúc nào cũng nhìn mọi việc một cách u ám, tồi tệ. Một người chịu sự “ám thị” lâu dài thì kết quả họ có thể trở thành giống như loại ám thị đó.

Cách áp dụng hiệu ứng tâm lý khi dạy con

Tương tự, khi nuôi dạy con, cha mẹ nên đặt niềm tin ở con mình. Nên trân trọng những gì trẻ làm được. Luôn nhìn vào khía cạnh tích cực của trẻ. Nếu cha mẹ luôn nghĩ con mình bướng bỉnh, hư hỏng, vô dụng, nguy cơ trẻ trở nên như vậy cũng sẽ rất cao.

4. Hiệu ứng tăng giảm

Lý giải về hiệu ứng

Tâm lý chung của mọi người chính là mong đối phương ngày càng yêu thích mình hơn, sự quan tâm tin tưởng ngày càng tăng lên, chứ không phải là mỗi lúc một giảm đi. Đây chính là hiệu ứng tăng giảm. Trẻ em cũng vậy, luôn muốn nhận được sự yêu thương, khen ngợi và công nhận từ người lớn.

Cách áp dụng hiệu ứng tâm lý khi dạy con

Áp dụng cách “chê trước khen sau” khi phản ứng với lỗi sai của con. Trước hết, chỉ cho trẻ thấy lỗi vừa phạm phải một cách dịu dàng, bình tĩnh. Sau đó, nhắc tới những “thành tựu” mà trẻ từng đạt được. Từ đó, động viên trẻ sửa chữa sai lầm. Làm vậy trẻ sẽ dễ tiếp nhận và có thiện chí sửa sai hơn.

Nếu làm ngược lại, khen trước: bạn sẽ khiến trẻ muốn được khen tiếp nữa. Vì thế, khi bạn chê sau: trẻ sẽ cảm thấy hụt hẫng, buồn bã và không muốn cố gắng sửa đổi.

5. Hiệu ứng ngưỡng vào

Lý giải về hiệu ứng

Khi bạn nhờ người khác giúp đỡ, nếu vừa mới bắt đầu đã đưa ra yêu cầu quá cao thì rất dễ bị từ chối. Trái lại, ban đầu nếu bạn đưa ra một lời đề nghị nhỏ, sau đó đồng ý thì gia tăng dần dần, bạn sẽ dễ đạt được mục tiêu.

Cách áp dụng hiệu ứng tâm lý khi dạy con

Ban đầu, hãy đưa ra một yêu cầu ở mức thấp cho trẻ. Khi trẻ thực hiện thành thục, hãy khích lệ và khen ngợi trẻ. Sau đó dần dần đưa ra yêu cầu dần cao hơn, trẻ sẽ vui vẻ tiếp nhận mà không cảm thấy khó khăn và e ngại.

Tổng hợp

 

Liên hệ với chúng tôi

Xem thêm

0979.263.759