8 bước dạy con suy nghĩ trước khi hành động

Trẻ có thể làm và nói những điều khiến bạn “chỉ muốn độn thổ”. Và bài viết này chia sẻ những cách để giúp trẻ suy nghĩ trước khi hành động, biết cách kiềm chế và cư xử đẹp hơn.

(Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp, Thầy Trường mở các lớp học thêm toán 10 học thêm toán 11 luyện thi vào 10 tại Hà Nội)

Việc nói mà không nghĩ có thể là điều phổ biến với nhiều đứa trẻ. Ngay cả người lớn, phút lỡ miệng hay hành động bột phát cũng không phải chuyện hiếm.

Nhưng khi lớn lên, hành động mà không lưu ý tới hậu quả giảm đi do chúng ta đã học được các kỹ năng giao tiếp xã hội. Bên cạnh đó, ta học được cách kiểm soát cảm xúc, hành vi của mình. Tiến sĩ Lim Boon Leng, nhà tâm lý học Singapore, lý giải: “Tự kiểm soát bản thân là khả năng cưỡng lại cám dỗ và mong muốn được thoả mãn tức thời. Nhờ đó, có thể đạt được những mục tiêu dài hạn hơn”.

Thực tế, nhiều đứa trẻ thiếu sự kiểm soát này. “Cha mẹ có thể bắt đầu rèn trẻ bằng cách làm mẫu từ càng sớm càng tốt”, Tiến sĩ Lim nhấn mạnh. Nếu không được dạy từ khi còn nhỏ, trẻ có thể lớn lên mà khả năng kiểm soát “những cơn bốc đồng” không hề tốt.

1Dạy con nhận diện cảm xúc của mình

Trưởng thành là quá trình đầy hoang mang, bối rối. Có quá nhiều thứ mới mẻ để khám phá và thậm chí, nhiều cảm xúc hơn để trải nghiệm. Đôi khi, trẻ có thể bị choáng ngợp, bị quá tải bởi không hiểu mình đang có cảm xúc gì. Vì thế, dẫn tới những hành động bột phát, thiếu suy nghĩ.

Nếu con có khả năng thấu hiểu cảm xúc của mình, con có thể xử lý chúng tốt hơn, thay vì tuôn ra những lời gây tổn thương lúc buồn hay đánh người khác để trút giận.

“Thấu hiểu cảm xúc của mình là bước đầu tiên để quản lý cảm xúc. Điều quan trọng là dạy trẻ không chỉ nhận diện mà còn gọi tên và nói thành lời cảm xúc đó. Việc này cho phép trẻ xả van cảm xúc chứ không phải bị cuốn vào một cơn bùng nổ tiêu cực”, Tiến sĩ Lim cho biết.

2Dạy con các kỹ năng giải quyết vấn đề

Trẻ sẽ học cách dừng lại và suy nghĩ trước khi hành động. Hãy dạy con các cách giải quyết vấn đề khác nhau. Ví dụ: sử dụng khiếu hài hước để nhận ra mặt tích cực của một tình huống khó khăn, thay vì than khóc và cáu giận.

3Dạy con kỹ năng kiểm soát cơn giận

Giận dữ là một cảm xúc nguy hiểm bởi nó có thể khiến ta trở nên liều lĩnh với ngôn từ và hành động của mình. Học cách kiểm soát cơn giận giúp trẻ kiểm soát cơn bốc đồng và mang lại lợi ích dài lâu. Không ai thích qua lại với một người “động tí là cáu giận”.

4Thiết lập các quy tắc

Trẻ có thể ghét những quy tắc bạn đặt ra. Nhưng quy tắc cần thiết để đảm bảo thế giới của con được cân bằng. Tiến sĩ Lim giải thích: “Quy tắc cho phép trẻ hiểu giới hạn của mình, loại bỏ những điều không chắc chắn về hình thức kỷ luật và thường khiến trẻ cảm thấy an toàn”.

Mỗi khi bạn đặt ra giới hạn, bạn phòng ngừa nguy cơ trẻ chìm vào cảm xúc bốc đồng của mình. Nhờ đó, trẻ thực hành kỹ năng tự kiểm soát bản thân. Hơn nữa, biết hậu quả có thể là gì nếu phá vỡ giới hạn sẽ khiến trẻ suy nghĩ trước khi hành động.

5Thực hành trì hoãn sự thoả mãn

Trì hoãn sự thoả mãn là khả năng cưỡng lại cảm giác ham muốn, thèm khát phần thưởng tức thì. Thay vào đó, trẻ sẽ chờ đợi một phần thưởng đến sau nhưng tốt hơn, xứng đáng hơn. Ví dụ, nếu con bạn muốn thứ gì đó đắt tiền, mở cho con tài khoản tiết kiệm và nói với con tiết kiệm tiền cho món đồ ấy. Trẻ sẽ học cách không phung phí tiền vào các món lặt vặt để hướng tới mục tiêu lớn mà mình mong muốn.

6Tích cực vận động thể chất

Đưa trẻ ra ngoài trời và khích lệ con tham gia các hoạt động thể dục thể thao. Việc này giúp trẻ xả van năng lượng, giảm nguy cơ hành động bột phát hơn. Không những thế, vận động còn giúp con bạn khoẻ mạnh, nhanh nhẹn.

Theo Tiến sĩ Lim, các môn thể thao thường đòi hỏi kỷ luật nghiêm, tinh thần làm việc nhóm và biết lập kế hoạch để đạt mục tiêu dài hạn. Đó là những hoạt động thích hợp để trẻ rèn luyện trì hoãn ham muốn tức thời.

7Làm gương cho con

Trẻ hấp thu nhiều điều từ việc quan sát những gì xảy ra quanh mình. Bạn có thể không để ý. Nhưng mọi hành động của bạn, dù nhỏ, đều tác động tới con. Lưu ý cách ăn nói, cư xử sao cho thật đúng mực, nhã nhặn là cách bạn góp phần giúp con biết suy nghĩ trước khi hành động.

8Luôn tích cực, lạc quan

Khi con nói hay làm gì đó thiếu suy nghĩ, bạn có thể tức giận hoặc bị tổn thương. Tuy nhiên, bạn đừng phản ứng lại trong cơn giận. Hãy duy trì thái độ tích cực và cố gắng giao tiếp bình tĩnh với con. Nói với con bằng giọng nhẹ nhàng, dứt khoát thay vì la mắng, quát tháo. Cho con biết, điều con vừa thốt ra hay việc con vừa làm không hề đẹp..

Khi thấy bạn cư xử bình tĩnh, con cũng sẽ hạ hoả và dần cải thiện hành vi của mình. Cao giọng chỉ khiến căng thẳng gia tăng và cảm xúc dâng trào. Ngay chính bạn, giống con, có thể bột phát hành động thiếu suy nghĩ. Tiến sĩ Lim gợi ý, bạn cũng đừng quên khen ngợi cách cư xử đúng mực của con khi so sánh với những lúc la hét, cáu giận.

Theo Smart Parents

 

Liên hệ với chúng tôi

Xem thêm

0979.263.759