Cách cha mẹ Ấn rèn tư duy phản biện cho con
Tư duy phản biện là khả năng tư duy một cách logic và phương thức tiếp cận nhằm cải thiện chất lượng tư duy thông qua phân tích vấn đề. Với trẻ, việc trang bị kỹ năng tư duy phản biện là rất cần thiết. Nó không chỉ cho phép trẻ hiểu sâu về môn học/vấn đề mà còn biết cách phân tích, tìm hiểu mọi thứ một cách chính xác, kỹ lưỡng.
(Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp, Thầy Trường mở các lớp học thêm toán 10 , học thêm toán 11 , luyện thi vào 10 tại Hà Nội)
Giải thích về tư duy phản biện cho con
Trước khi rèn con, bạn nên giúp trẻ cảm thấy thoải mái và khích lệ trẻ đặt nhiều câu hỏi hơn. Như vậy, trẻ có thể giải đáp mọi băn khoăn, thắc mắc trong lòng. Bên cạnh đó, hãy động viên con chủ động tham gia vào các cuộc thảo luận, tranh luận. Có thể đạt được mức độ linh hoạt trong tâm trí khi trẻ không bị giới hạn vào một giải pháp cụ thể nào đó.
Củng cố kỹ năng tư duy phản biện cho con
1Giải các câu đố
Việc này giúp cải thiện năng lực phân tích tình huống và tận dụng khả năng sáng tạo của tâm trí. Khi tâm trí được tiếp xúc với các thử thách, bộ não sẽ được rèn luyện trở nên sắc bén hơn. Từ đó, trẻ khao khát nhiều thử thách hơn và nhờ vậy, khám phá ra phương thức học tập chất lượng.
2Các hoạt động tư duy phản biện
Chúng mở ra cơ hội để tìm giải pháp theo nhiều hướng khác nhau. Hãy đặt cho con những câu hỏi mở như: “Tại sao con nghĩ vậy?”, “Con có thể dự đoán kết quả không?”, “Con định giải quyết vấn đề này như thế nào?”…
3Thiết tha đề nghị con luôn tìm hiểu, nghiên cứu trước khi tham gia vào một cuộc tranh luận.
Các thông tin, lập luận con đưa ra phải rõ ràng, chính xác, logic và tương xứng.
4Một đồng xu có 2 mặt và các ý kiến cũng vậy.
Giải thích với con về ý nghĩa của việc trân trọng những ý kiến khác biệt. Bên cạnh đó, trẻ còn cần hiểu rõ những ý khiến khác biệt với mình. Làm được như thế sẽ giúp con không bị giới hạn khả năng tư duy.
5Chìa khoá chính là sự kiên trì.
Đừng vội cung cấp mọi nguồn lực cho con. Hãy cho trẻ thời gian để suy nghĩ, học hỏi, trưởng thành qua những sai lầm mắc phải. Trên đời, không có ai sinh ra đã là hoàn hảo.
6Không phải lúc nào cũng có mặt để giải quyết vấn đề cho trẻ.
Con bạn có thể quen với nếp đó và hình thành tính ỷ lại. Những gì bạn nên làm là hỗ trợ con trong việc đưa ra chiến lược giải quyết. Nếu cần, có thể đưa ra gợi ý và chỉ dạy cho con.
7Dành thời gian có chất lượng cho con: chơi cùng con, đọc sách cùng con…
Quá trình này chính là cơ hội để bạn nắm bắt ưu, khuyết của con. Từ đó, tìm cách phát huy điểm mạnh và cải thiện những điều còn hạn chế nơi con.
Theo Parentunes