Hỏi con câu gì để thêm hiểu, thêm gắn kết với con?

 

Thay vì câu hỏi quen thuộc, nhàm tai “Hôm nay ở trường thế nào?”, những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn khỏi điên đầu vì “biết hỏi con câu gì đây”.

Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp:

Trung tâm học toán Thầy Trường mở các lớp học toán các bậc phụ huynh tham khảo tại đây: học thêm toán 12học thêm toán 11học thêm toán 10học thêm toán 9 luyện thi vào 10học thêm toán 8 học thêm toán 7, học thêm toán 6.

Hỏi con câu gì cũng là cả một nghệ thuật

Những câu hỏi không chỉ thể hiện sự quan tâm của bạn đối với con sau mỗi ngày đi học. Nhưng đã có không ít bài báo khẳng định rằng, cứ lặp đi lặp lặp lại những câu quen miệng thì chẳng ích gì.

Ví dụ:

  • Hôm nay ở trường thế nào con? (Bình thường ạ)
  • Con học được những gì? (Chẳng gì ạ)
  • Con chơi với bạn nào giờ ra chơi? (Không bạn nào ạ)

Những câu trả lời quá ngắn gọn như vậy không đủ sức để mở rộng thêm cuộc chuyện trò. Điều này đồng nghĩa với việc bạn chẳng có được thông tin muốn biết. Từ đó, bạn khó lòng hiểu con hơn hay kịp thời giúp đỡ nếu con cần. Hỏi con câu gì cũng là cả một nghệ thuật. Thực tế là công việc bận rộn khiến nhiều cha mẹ quá mệt mỏi, còn đâu tâm trí sáng tạo hay hỏi han.

Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ cần lưu ý:

1. Đặt những câu hỏi mở cho con. Đó là câu hỏi với từ “Bằng cách nào/như thế nào, Tại sao”. Chúng giúp trẻ trò chuyện nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn.

2. Hỏi con bất cứ câu hỏi nào mà người lớn cũng có thể trả lời được. Phần lớn trẻ em không thích thú gì cảm giác mình bị coi là con nít, mua vui cho mấy người lớn xung quanh. Hơn nữa, một cuộc trò chuyện mà mọi người có thể góp lời sẽ vui hơn nhiều.

3. Không đặt những câu hỏi nhàm chán. Nghiên cứu chỉ ra rằng, con người thích nói về bản thân. Nhưng nếu câu hỏi đã chán thì bạn đừng mong nhận được câu trả lời hay.

4. Và điều này rất quan trọng: Câu hỏi của bạn không được tạo cho con cảm giác như rrẻ đang bị truy bài hay sắp sửa nghe “giảng đạo”. Ví dụ: “Tại sao con nghĩ một số bạn lại chẳng nghe lời bố mẹ” có thể giúp bạn có được câu trả lời thú vị từ con. Nhưng đồng thời, nó cũng có thể khiến trẻ cảm thấy mình bị… gài bẫy.

Gợi ý dành cho cha mẹ muốn biết “hỏi con câu gì để con chịu chia sẻ?”

Với những câu hỏi này, bạn không chỉ dạy con về nghệ thuật trò chuyện. Chúng còn giúp bạn tiến thẳng vào trái tim con. Điều gì quan trọng với con, điều gì khiến con lo lắng, điều gì khiến con vui mừng…

Quan trọng hơn hết, bạn sẽ giúp con cảm thấy mình được quan tâm, yêu thương sau một ngày dài xa cách.

Câu hỏi về bản thân trẻ

  1. Ngay lúc này con thấy thích thú điều gì?
  2. Suy nghĩ đầu tiên của con là gì khi con thức dậy sáng nay?
  3. Con muốn hoàn thành những việc gì cho tới trước sinh nhật lần tới?
  4. Nếu con có thể nổi tiếng vì một điều thì đó có thể là điều gì?
  5. Con thấy cuộc sống của mình tuyệt nhất điều gì?
  6. Điều gì nhỏ thôi nhưng làm con thấy vui mãi?
  7. Có điều gì con muốn làm mà vẫn chưa làm được không?
  8. Điều gì khiến con cảm thấy mình được yêu thương?
  9. Con sẽ làm gì trong 10 năm nữa nhỉ?
  10. Nếu con chỉ có thể ăn 1 loại thức ăn trong cả năm, con sẽ chọn ăn gì?
  11. Nếu con có siêu năng lực, con sẽ chọn loại nào?
  12. Điều tuyệt vời nhất từng xảy ra với con là gì?
  13. Điều tồi tệ nhất từng xảy ra với con là gì?
  14. Điều gì làm con thấy tự hào nhất?
  15. Quy tắc nào con phải tuân theo mà con lại thấy nó quá ư vớ vẩn?
  16. Nếu con có thể chuẩn bị đồ ăn tuỳ thích cho bữa trưa mai, con sẽ làm những món gì?
  17. Điều gì khiến con cảm thấy mình đặc biệt?
  18. Nếu con phải chọn 3 từ để mô tả về bản thân, con sẽ nói gì?
  19. Nếu con vô hình, con sẽ đi đâu và sẽ làm gì?
  20. Con đang lo lắng nhất về điều gì?
  21. Có điều gì con đang mong đợi không?
  22. Khi nào con cảm thấy mình vui nhất?
  23. Điều quan trọng nhất mà con học được cho tới lúc này là gì?
  24. Câu nói đùa/truyện cười yêu thích của con là gì?
  25. Có việc gì con muốn học cách làm không?
  26. Nếu con có thể thức suốt đêm, con sẽ làm gì?

Câu hỏi về gia đình và bạn bè của trẻ

  1. Con thích làm gì với cả nhà mình?
  2. Gần đây, có ai nói với con điều gì mà con thấy thật đẹp không?
  3. Ai hiểu con nhất?
  4. Nếu con có thể thay đổi một quy tắc trong gia đình, con sẽ thay đổi quy tắc nào?
  5. Con thích làm gì cùng bạn con?
  6. Nếu con có thể đổi chỗ cho 1 người trong 1 ngày, con sẽ đổi cho ai?
  7. Hôm nay, con có làm việc gì để giúp ai đó không?
  8. Có việc gì mà con từng làm ở một nhà khác và con ước cũng được làm thế ở nhà mình không?
  9. Con có lời khuyên nào cho một em gái hay em trai không?
  10. Điều thông minh nhất con nghe ai đó nói ngày hôm nay là gì?
  11. Ai làm con cười hôm nay vậy?
  12. Một truyền thống của gia đình mà con yêu thích là gì? Tại sao?
  13. Có ai nói điều gì mà con thấy buồn cười nhất ngày hôm nay không?
  14. Lần cuối cùng có người tức giận với con là về chuyện gì?
  15. Nếu chúng ta không phải đi học, đi làm vào thứ 2, con muốn làm những gì nguyên ngày hôm đó?
  16. Có ai từng đề nghị con làm việc gì mà con không muốn không?
  17. Điều quan trọng nhất mà cha/mẹ nên làm, theo con, là gì?

Câu hỏi về thế giới

  1. 20 năm nữa tính từ bây giờ, con nghĩ mình sẽ sống ở đâu?
  2. Vấn đề lớn nhất với thế giới của chúng ta theo con là gì?
  3. Nếu con có thể cho mọi người trên thế giới 1 lời khuyên, con sẽ nói gì?
  4. Nếu con có thể tạo ra 1 điều luật mà mọi người trên Trái Đất đều phải tuân thủ, đó sẽ là gì?
  5. Nếu con có thể học bất cứ ngôn ngữ nào, con sẽ chọn học gì?
  6. Thế giới sẽ thế nào trong 10 năm nữa nhỉ? Nó có như bây giờ không con? Vậy có gì khác biệt?
  7. Nếu con có thể sống ở một đất nước khác trong 1 năm, con sẽ chọn sống ở đâu?

4 bí quyết để có cuộc trò chuyện tuyệt vời với trẻ

1. Cố gắng chỉ lắng nghe con

Đối với một số câu hỏi ở trên, bạn có thể muốn “nhảy vào” và đưa ra đáp án đúng. Nhưng trẻ học được nhiều hơn từ một cuộc đối thoại lành mạnh hơn là rao giảng một chiều.

2. Để đứa trẻ nhỏ nhất trả lời trước

Với trẻ độ tuổi biết đi và trẻ mầm non, bạn có thể nên để cô/cậu nhóc nhỏ tuổi nhất nhà bắt đầu trước. Bởi nếu không, trẻ có thể chỉ nhắc lại điều mà anh/chị mình vừa nói. Tất nhiên, như vậy thì vẫn vui những còn tuyệt hơn nếu bạn được biết điều bé thực sự nghĩ.

3. Nếu trẻ nói “Con không biết”

Hãy giải thích cho con rằng không có câu trả lời đúng/sai. Bạn chỉ muốn biết suy nghĩ của trẻ thôi. Nếu trẻ vẫn không chia sẻ gì, bạn có thể nói: “Mẹ cho con 1 phút nhé. Và rồi mẹ sẽ trở lại để cùng con nói về chuyện này nhé”. Sau đó, bạn chuyển sang bé tiếp theo.

4. Nếu câu trả lời của trẻ vô tình làm bạn sốc

Hãy thử nói “À à, vậy à?” hay “Có vẻ thú vị đấy”… Nói chung là điều gì đó giúp bạn “câu giờ” để có thời gian suy nghĩ và đưa ra phản ứng bình tĩnh. Bởi nếu bạn hành xử vội vàng, trẻ sẽ chịu tác động xấu. Những cuộc trò chuyện này cần thiết phải vui vẻ, chứ không phải tạo căng thẳng.

Theo Happy You, Happy Family

 

Liên hệ với chúng tôi

Xem thêm

0979.263.759