Làm thế nào để xử lý thói quen trì hoãn của trẻ?

Bé chỉ làm bài tập về nhà vào phút cuối hoặc luôn trì hoãn hoàn thành việc cần làm khiến bạn lo lắng. Để xử lý thói quen xấu này, mời cha mẹ tham khảo những gợi ý dưới đây.

Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp:

Trung tâm học toán Thầy Trường mở các lớp học toán các bậc phụ huynh tham khảo tại đây: học thêm toán 12học thêm toán 11học thêm toán 10học thêm toán 9 luyện thi vào 10học thêm toán 8 học thêm toán 7, học thêm toán 6.

Nguyên nhân của thói trì hoãn có thể là:

  • kỹ năng quản lý thời gian yếu kém
  • bản tính lười biếng
  • không có động lực

Dù là nguyên nhân nào, thói quen trì hoãn của trẻ có thể khiến cả bạn lẫn con căng thẳng, lo lắng, bực bội.

Theo nhà tâm lý Singapore Daniel Koh, trẻ có thể không có động lực làm những việc đó khi nhiều thứ khác hấp dẫn trẻ hơn. Hoặc trẻ bị mệt mỏi, trẻ không hiểu cách làm. Cũng có thể trẻ đã tính toán sai lầm thời gian và công sức cần có để hoàn thành.

Một người mẹ tâm sự, cậu con trai 5 tuổi của con thường chỉ đợi cô đi làm về – tầm 8h tối – mới chịu ngồi vào bàn làm i về nhà. “Cảm giác thật khó chịu bởi tôi thấy con chỉ làm bài vì có tôi ở đó thôi. Nếu không, con chẳng thèm bận tâm”, người mẹ tâm sự. “Tệ hơn, con còn nói với tôi rằng, giải quyết công việc kiểu ‘nước tới chân mới nhảy’ khiến con có động lực để làm hơn và vì thế, hiệu quả cao hơn”.

Với tư cách cha mẹ, thay vì dán nhãn trẻ lười biếng, bạn có thể áp dụng những cách tích cực hơn để giúp con loại bỏ thói trì hoãn:

Chia nhỏ nhiệm vụ

Nhiệm vụ lớn có thể khiến trẻ choáng ngợp, thậm chí sợ hãi. Trước khi bắt đầu, trẻ đã e ngại không dám tiếp nhận. Do đó, nếu con bạn có dấu hiệu căng thẳng, tốt nhất là chia nhỏ nhiệm vụ ra. Kèm theo các quãng nghỉ hợp lý, trẻ sẽ dễ hoàn thành hơn.

Trong quá trình, bạn có thể cần làm mẫu cho con, trợ giúp con nếu cần. Những điều này tốt cho sự tự tin của trẻ, giúp trẻ duy trì động lực. Khi bắt đầu nhìn thấy kết quả, trẻ sẽ tự làm được nhiều hơn.

Loại bỏ yếu tố gây xao nhãng

Môi trường giúp trẻ tập trung có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Không để các thiết bị điện tử, đồ chơi ở gần nơi trẻ học. Đảm bảo ánh sáng và không gian thoáng đãng cho trẻ. Ngoài ra, bạn có thể cần để mắt tới các em nhỏ trong gia đình. Bởi chúng có thể làm phiền việc học của anh/chị mình.

Đảm bảo việc ăn ngủ lành mạnh, khoa học cho trẻ

Ăn uống lành mạnh và ngủ đủ giấc cũng sẽ giúp trẻ tập trung hơn vào ban ngày. Khi đó, công việc được giao trẻ có thể tự tin hoàn thành tốt.

Đặt ra các khoảng thời gian hợp lý cho trẻ

Kỹ năng quản lý thời gian là một trong những điều ý nghĩa lâu dài bạn có thể dạy con. Nhất là khi trẻ lớn hơn, bài tập, nhiệm vụ nhiều thêm. Nếu không quản lý thời gian tốt, trẻ sẽ rơi vào tình trạng việc gối việc, từ đó, trở nên chán nản. Thói trì hoãn vì thế càng thêm nguy hại. Hãy cùng con đặt ra các mốc thời gian nhỏ, phù hợp cho từng phần nhiệm vụ được chia nhỏ từ trước. Nhớ dành thời gian để con nghỉ ngơi hoặc chơi đùa.

Làm cho nhiệm vụ trở nên có ý nghĩa

Thật dễ để khước từ một nhiệm vụ hoặc để nó tới tận phút cuối mới làm nếu bạn không có hứng thú gì với nó. Vì vậy, hãy tìm các cách để tìm ra ý nghĩa của việc trẻ cần làm. Nếu con bạn đam mê các hành tinh, hệ mặt trời, bạn có thể giúp con hứng thú hơn khi làm bài tập Toán bằng cách nói với trẻ rằng: Toán học là một phần quan trọng trong thiên văn học. Những cuốn sách chủ đề này là một cách hay để bạn giúp trẻ nhận biết ý nghĩa nhiệm vụ mình làm. Từ đó, chuyên tâm hơn vào nhiệm vụ.

Để con đối mặt với hậu quả

Nếu con liên tục từ chối hoàn thành nhiệm vụ của mình sớm hơn, không hề tàn nhẫn nếu bạn cho trẻ thấy hậu quả. Tuyệt đối không làm bài giúp con khi thấy con có khả năng không làm kịp. Trẻ sẽ nhận được bài học “xương máu” từ giáo viên ở trường. Ngoài ra, bạn cũng có thể chỉ ra cho con những hậu quả khác. Ví dụ: bỏ lỡ hoạt động vui nhộn nào đó mà trẻ thích khi không hoàn thành nhiệm vụ.

Treo thưởng đúng cách

Một số trẻ có thể được tạo động lực nhờ những phần thưởng nhỏ của cha mẹ sau mỗi lần hoàn thành việc gì đó. Trước hết, hãy giúp con đặt ra những mục tiêu rõ ràng, thực tế. Nhờ đó, bạn sẽ kiểm soát được kỳ vọng và theo dõi sự tiến bộ của trẻ. Khi đạt được mục tiêu, trao cho trẻ 1 phần thưởng ý nghĩa.

Việc sử dụng phần thưởng cần khôn ngoan, tránh biến nó thành cách thức hối lộ con. Bởi một khi đã đạt được thứ mình muốn, trẻ sẽ không muốn tiếp tục làm nữa.

Phần thưởng không nên quá lớn. Nếu không, trẻ sẽ chỉ làm vì động lực bên ngoài. Các hoạt động chung với cả gia đình, những bữa ăn tiệm là ví dụ về phần thưởng có thể giúp xây dựng quan hệ tốt giữa cha mẹ và con cái.

Lưu ý: Cha mẹ cần thực tế và kiên trì

Thay đổi không xảy ra chỉ sau 1 đêm. Vì thế, hãy cho trẻ thời gian để thích nghi với lịch trình mới. Cùng con ăn mừng những thành tựu nho nhỏ mà trẻ đạt được. Luôn giữ thái độ tích cực. Tìm cách động viên và tin tưởng vào con.

Theo Smart Parents

 

Liên hệ với chúng tôi

Xem thêm

0979.263.759