Mẹ Ấn Độ chia sẻ cách giữ bình tĩnh, không la hét khi dạy con
Đôi khi, làm cha mẹ giống như một chuỗi trận chiến không dứt, những quát mắng, bực dọc… Nuôi dạy con quả thực là một hành trình đầy thử thách. Nhưng nếu bạn thường xuyên phải tăng âm lượng giọng nói khi giao tiếp với con, bạn sẽ cần xem lại xét. La hét trẻ thường chỉ khiến trẻ hoặc là thu mình lại hoặc là tránh xa bạn. Và còn có khả năng thứ ba: trẻ chống lại bạn, tức là, càng thêm nhiều la hét.
(Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp, Thầy Trường mở các lớp học thêm toán 9, học thêm toán 10 tại Hà Nội)
Thông thường, la mắng con xảy ra do các vấn đề tiềm ẩn khác. Và cha mẹ thường có tâm lý, đã là con cái “phải luôn nghe lời người lớn” dù bất cứ chuyện gì. Nhu cầu kiểm soát rốt cuộc chỉ dẫn tới những cuộc chạm trán không cần thiết mà thôi.
Sau đây là một số bí kíp bạn có thể áp dụng để không la hét con và xử lý tình huống một cách bình tĩnh hơn:
1Quan tâm, chăm sóc sức khoẻ của chính mình
Tôi biết, thật dễ để nói như vậy nhưng hành động thì không hề dễ chút nào. Quan tâm tới sức khoẻ bản thân khi bạn công việc bận rộn và con còn nhỏ ư? Nhưng đúng là vậy và luôn có cách để làm vậy. Tôi thì luôn rót sữa vào cốc của mình mỗi khi rót sữa cho con gái tôi. Tôi gọt một quả táo cho tôi và một quả cho con. Tôi chuẩn bị 2 quả chuối vào balo khi đưa con tới lớp học trượt băng nghệ thuật. Hai mẹ con, mỗi người một trái chuối. Tôi đưa con đi công việc sáng sớm cùng tôi và cả hai sẽ được hít thở không khí trong lành.
Vậy đó, tôi không cần phải dành thời gian riêng cho mình, vốn là việc thật khó. Tôi có thể kết hợp chăm sóc bản thân khi chăm lo cho con gái tôi. Tôi tin rằng khi mình khoẻ mạnh, vui vẻ, tôi sẽ ý thức hơn về hành động của mình. Và tôi có thể kiểm soát tốt hơn nguy cơ la mắng, quát nạt con.
2Hạn chế xem màn hình
Khi con đi ngủ, đó là thời gian để bạn thoải mái lướt mạng. Nhưng bạn có thể chọn không làm việc này. Tại sao ư? Chúng ta đã mệt mỏi với vai trò làm mẹ suốt cả ngày. Đây là lúc chúng ta được tận hưởng trọn vẹn phút giây rảnh rỗi chứ? Nhưng kinh nghiệm cá nhân tôi cho thấy, xem nhiều màn hình vào buổi tối khiến tôi càng thêm mệt mỏi. Sáng hôm sau thức dậy, tôi luôn trong tình trạng bơ phờ, uể oải. Xem điện thoại cũng không còn là việc làm đầu tiên trong ngày của tôi nữa. Trà xanh và 10 phút hít thở mang lại lợi ích lớn hơn nhiều.
3Hạn chế những hoạt động tiêu cực
Tôi nhớ có lần trò chuyện với một người phụ nữ. Cô ấy phàn nàn về các con, về trường lớp, về việc nhà, sự cố về nước… Ngày hôm đó khi về nhà, tôi cảm thấy rất dễ nổi cáu. “Ôi trời ơi. Tôi cũng có rất nhiều vấn đề. Con gái không nghe lời. Tôi phải làm việc quá nhiều. Tôi mệt mỏi lắm rồi. Tôi chưa bao giờ được ngủ trọn vẹn 7 tiếng”. Đó là những gì tâm trí tôi lên tiếng. Vậy là tôi quyết định không nói chuyện với người phụ nữ đó nữa. Những hoạt động tiêu cực rút cạn sinh lực của chúng ta – nguồn sinh lực quý giá mà chúng ta cần để chăm sóc bản thân và gia đình.
4Kiểm tra chéo giữa hai mẹ con
Cả tôi và con gái đều có trách nhiệm nhắc nhở nhau khi một người bắt đầu to tiếng. Khi tôi làm vậy, con sẽ nói: “Con sẽ nghe lời mẹ chỉ khi mẹ nói nhẹ nhàng với con thôi”. Tới lượt con gái, tôi nhắc: “Con nhớ lời hứa sẽ nói chuyện lịch thiệp và không đánh đấm chứ, cho dù chuyện gì xảy ra?”. Việc kiểm tra chéo này thực sự rất hiệu quả đối với hai chúng tôi.
5Ngừng lấy lòng tất cả mọi người
Phải mất 2 năm tôi mới hiểu, dù tôi có làm gì đi nữa, tôi không bao giờ đủ tốt. Do đó, tôi chọn từ bỏ cuộc chiến này. Giờ, tôi muốn sống cho mình và con tôi. Vậy là đủ. Làm vừa lòng mọi người chẳng bao giờ đem lại cho chúng ta hạnh phúc. Nó chỉ khiến chúng ta càng thêm mệt mỏi, kiệt quệ để có thể hiện diện một cách thực sự bên con cái chúng ta.
6Tạm dừng
Ngay cả khi vẫn duy trì việc kiểm tra chéo, tôi và con gái vẫn đôi lần muốn to tiếng với nhau. Những lúc như vậy, chúng tôi bật nút tạm dừng. Tôi tự nhủ: “Chẳng có gì khẩn cấp cả”. Lúc đầu, không có gì xảy ra. Nhưng dần dần, tôi cảm nhận được sức mạnh của câu nói này. Tôi bắt đầu nhìn nhận toàn bộ tình huống một cách bình tĩnh hơn. “Đúng vậy, có gì mà phải cuống lên vậy đâu”, tâm trí tôi đáp.
Tất cả chúng ta đều có thể chọn một câu nói để bình tâm trở lại. Hãy tìm ra câu nói đó cho bản thân mình. Chúng ta là con người và việc mắc sai lầm không thể tránh khỏi. Điều đó chẳng sao hết. Tôi đã thay đổi rất nhiều trong hành trình làm cha mẹ tích cực của mình. Tuy vậy, đôi khi, tôi vẫn cứ la mắng con.
Khi ngồi lại trong tĩnh lặng, tôi tìm ra nguyên nhân khiến tôi la hét với con.
Không hẳn là vì lỗi của con, mà đó có thể là do tình trạng mệt mỏi/cơn đói/việc xem quá nhiều màn hình… Tôi nói lời xin lỗi con gái và sau đó, tự dặn lòng, phải cố gắng để không lặp lại những phút cáu giận, to tiếng này.
Theo Parentune