Xây dựng kiến thức nền cho trẻ như thế nào?

Kiến thức nền có vai trò đặc biệt quan trọng trong khả năng đọc hiểu của trẻ. Cha mẹ có thể tham khảo các phương pháp dưới đây để giúp trẻ xây dựng kiến thức nền vững vàng.

Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp:

Trung tâm học toán Thầy Trường mở các lớp học toán các bậc phụ huynh tham khảo tại đây: học thêm toán 12học thêm toán 11học thêm toán 10học thêm toán 9 luyện thi vào 10học thêm toán 8 học thêm toán 7, học thêm toán 6.

Vì sao kiến thức nền lại có vai trò quan trọng?

1. Kiến thức nền giúp trẻ lựa chọn giữa vô vàn nghĩa của từ

Ngôn từ có vô số mục đích và ý nghĩa khác nhau. Nghĩa của chúng trong những văn cảnh cụ thể được gợi lên từ kiến thức nền của người đọc. Do đó, sở hữu kiến thức nền đủ chắc, trẻ có thể đoán định gần như chính xác nghĩa của từ, dù chưa biết hoặc chưa quen từ đó.

2. Nghe và đọc đòi hỏi trẻ phải suy luận từ thông tin trong văn bản. Suy luận này có được khi trẻ dựa trên kiến thức nền của mình.

Ngay cả những tình huống hội thoại thông thường cũng đòi hỏi một mức độ suy luận nhất định. Ví dụ: bạn nhìn thấy con cầm trên tay vài chiếc kẹo Halloween. Lập tức, bạn hỏi con: “Lúc nãy, con đã nói gì vậy?”. Đó là dựa trên suy luận, con chắc hẳn đã chơi trò “trick or treat” (cho kẹo hay bị ghẹo) trước đó.

Từ khi lọt lòng, trẻ buộc phải tìm cách bổ sung kiến thức còn thiếu và đưa ra suy luận để hiểu các câu nói. Việc này trở nên phức tạp hơn nữa với văn bản dạng viết. Bởi nó đòi hỏi trẻ phải suy luận dựa trên thông tin hạn chế trong phạm vi văn bản. Nếu không có kiến thức nền, trẻ khó có thể suy ra điều gì có ý nghĩa và liên quan tới nội dung vừa đọc.

Có thể nói, kiến thức nền như một tấm bản đồ cho phép trẻ thẳng tiến tới mục tiêu -bất chấp trên đường đi, có những chi tiết, sự kiện hấp dẫn có thể làm trẻ xao nhãng và ảnh hưởng tới khả năng đọc hiểu.

3. Khả năng ngôn ngữ tốt đến đâu phụ thuộc vào độ sâu của kiến thức nền

Khi học một ngôn ngữ khác, việc lập tức hiểu được nghĩa bóng của một câu nói, lời văn là nhờ kiến thức nền.

Ví dụ, bạn học tiếng Anh và nhận được câu “You really hit the ball out of the park” (đánh quả bóng bay ra ngoài công viên – nghĩa đen) sau 1 bài thuyết trình. Bạn nhanh chóng biết rằng, đây là lời khen dành tặng mình. Vì thế, bạn sẽ không bận tâm tới nghĩa đen của câu nói nữa. Những câu thành ngữ tục ngữ thường được tiếp nhận nghĩa bóng nhanh như nghĩa đen là dấu hiệu cho thấy chúng ta liên tục kích hoạt kiến thức nền khi hiểu.

4. Văn bản phi hư cấu đòi hỏi vận dụng kiến thức nền

Văn bản phi hư cấu là loại cung cấp thông tin xác thực cho người đọc. Chúng có nhiều khái niệm và từ vựng trực tiếp liên quan tới kiến thức nền của trẻ.

  • Trẻ sẽ phải vận dụng những điều đã học trước đó để đưa vào bài học hiện tại.
  • Trẻ phải đọc, thảo luận, viết về các chủ đề dần khó hơn.
  • Trẻ phải đưa ra các suy luận, chỉ ra mối liên hệ giữa nhiều chủ đề khác nhau.
  • Trẻ còn phải dẫn ra bằng chứng từ văn bản chứng minh cho nhận định của mình.

Nhờ đó, trẻ biết cách suy nghĩ sáng tạo và vận dụng những khái niệm mới theo thực tế học tập.

Làm thế nào để xây dựng kiến thức nền cho trẻ?

1. Bắt đầu bằng việc dạy các từ theo từng nhóm, mục

Ví dụ: bạn có thể thử những việc đơn giản như thế này: “Mẹ có những từ này: dâu tây, chuối, ổi, dứa. Tất cả đều là… (trái cây)”. Phân loại các vật thể vào từng mục giúp phát triển khái niệm. Việc sử dụng danh từ chung (trái cây) có liên quan mật thiết tới sự phát triển ngôn ngữ và từ vựng.

2. Sử dụng biện pháp so sánh – đối lập

Ví dụ: bạn có thể đố trẻ: “Atiso có phải một loại trái cây không? Tại sao nó lại là/không phải là một loại trái cây?”. Các câu đố giúp trẻ nghĩ xa hơn ngữ cảnh văn bản. Ngoài ra, trẻ sẽ cần lập luận, phân tích sâu thêm ý nghĩa đằng sau những so sánh, đối lập này. Nhờ đó, hiểu biết về các mục từ và khái niệm của trẻ sẽ sâu sắc thêm.

3. Sử dụng phép đối chiếu – analogy

Đây là một dạng so sánh nhưng được thực hiện giữa 2 vật/điều thường được nghĩ là khác biệt nhau. Phép đối chiếu giúp trẻ xây dựng kiến thức qua việc so sánh thứ gì mới với điều đã biết.

Ví dụ: “sword is to a warrior as a pen is to a writer” (thanh gươm với chiến binh chẳng khác nào cây bút với nhà văn). Trẻ có thể áp dụng phép ví von – simile (so sánh sử dụng các từ như/giống như – like/as) hay ẩn dụ – metaphor (so sánh không sử dụng các từ như/giống như – like/as) để xây dựng kiến thức mới.

4. Khích lệ việc đọc mở rộng tập trung vào chủ đề

Đọc giúp xây dựng và tích luỹ kiến thức nền. Còn đọc mở rộng thường được hiểu là đọc về nhiều chủ đề khác nhau. Như vậy, ý nghĩa ở đây là nhấn mạnh bề rộng hơn là chiều sâu khi đọc. Bạn có thể thử khuyến khích trẻ xác định hứng thú của mình. Từ đó, trẻ sẽ đọc càng nhiều sách càng tốt về một chủ đề mình thích. Kết quả, trẻ sẽ phát triển được hiểu biết sâu sắc hơn về chủ đề đó. Những niềm hứng thú này cũng sẽ thúc đẩy trẻ đọc và tìm hiểu nhiều hơn.

5. Sử dụng các công cụ đa phương tiện

Chúng ta thường nghĩ rằng những trải nghiệm trực tiếp là cách tốt nhất để xây dựng kiến thức nền cho trẻ. Tất nhiên, không có gì hấp dẫn hơn được học qua trải nghiệm trực tiếp. Dù không thể thay thế cho trải nghiệm thực thì các công cụ đa phương tiện vẫn là nguồn cung cấp thông tin phong phú và tiện lợi. Hơn nữa, chúng có thể giúp trẻ làm quen với những từ và khái niệm quan trọng theo cách khiến trẻ thích thú. Khi đã thích thú, việc tiếp nhận và ghi nhớ trở nên dễ dàng hơn.

Theo Reading Rocket

Liên hệ với chúng tôi

Xem thêm

0979.263.759