Cha mẹ giúp trẻ xử lý bài tập về nhà: Dành cho HS cấp 2

Chìa khoá để trẻ cấp 2 thành công ở trường bắt đầu với bí quyết làm bài tập về nhà, kỹ năng ghi chép và phương pháp đọc SQ3R.

(Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp, Thầy Trường mở các lớp học thêm toán 8 học thêm toán 9 luyện thi vào 10 tại Hà Nội)

Ở giai đoạn này, trẻ đã có sự tự lập nhất định. Do đó, cha mẹ chủ yếu quan sát và nhắc nhở, hướng dẫn con khi cần.

Một số lưu ý chung

Cha mẹ nên chỉ dẫn trẻ:

– Dùng mỗi cuốn vở gáy xoắn riêng biệt cho các môn học chính. Mỗi cuốn một màu khác nhau.

– Ghi chép đúng mọi công việc phải làm vào một cuốn vở bài tập. Khoanh tròn vào những việc đã hoàn thành.

– Tích cực đặt câu hỏi trên lớp. Nhờ đó, trẻ sẽ hiểu bài học và cách làm bài về nhà.

– Lập thời khoá biểu học tập sao cho thực tế nhất – bao gồm cả ngày cuối tuần. Kiên trì tuân thủ theo thời khoá biểu đó.

– Học tập ở nơi yên tĩnh, đủ ánh sáng, có sẵn bút, giấy, tẩy, từ điển…

– Tắt tivi và đài. Cần quá nhiều năng lượng để vừa tập trung làm bài vừa đối phó với tiếng ồn.

– Học 1 mình, trừ khi cần ôn bài với bạn.

– Bắt đầu bằng bài khó nhất. Theo thứ tự, xử lý các bài tập còn lại.

– Làm hoàn chỉnh 1 bài trước khi chuyển sang bài tiếp theo.

– Nghỉ ngơi ngắn giữa các bài tập.

– Hình ảnh hoá những gì đang đọc.

– Vẽ tranh ảnh/hình ảnh hoạt hoạ về những gì đang đọc.

– Ghi chú vào phần đang đọc.

– Ghi từ vựng lên các tấm thẻ và thường xuyên đọc to lên để ôn lại.

– Nếu trẻ cảm thấy quá mệt để có thể tiếp tục làm bài, cho trẻ đi ngủ sớm. Đánh thức trẻ dậy sớm hơn thường lệ vào sáng hôm sau để làm nốt bài.

– Không bao giờ tới lớp mà không chuẩn bị bài học đầy đủ. Trẻ cần nhớ rằng, nếu mọi bài tập về nhà được hoàn thành tốt thì việc học ở trường cũng sẽ tốt.

Kỹ năng ghi chú/ghi chép tóm tắt

– Không cần thêm dấu câu. Chúng sẽ làm tốc độ ghi chép của trẻ chậm lại. Nhưng không được bỏ qua dấu “,” trong số thập phân.

– Loại bỏ một số nguyên âm. Ví dụ với câu tiếng Anh “If u cn rd ths, u can get a gd jb” (If you can read this, you can get a good job); Với câu tiếng Việt “Nếu b cth đọc câu này, b giỏi đấy”.

– Thay thế dấu = vào vị trí của động từ bất cứ khi nào có thể.

Ví dụ:

  • “If roach = hman sze = 90 mph runnr” (If a roach was human-sized, it could run 90 miles per hour)
  • Nếu gián = người = 90 dặm/h (Nếu một con gián có kích cỡ bằng con người, nó có thể chạy với vận tốc 90 dặm/giờ).

– Sử dụng từ viết tắt bất cứ khi nào có thể.

Ví dụ: “in” thay cho “inch”; “equ” thay cho “equation”; 1st thay cho “first”.

Một số cụm từ viết tắt thông dụng trong tiếng Anh:

  1. @ around; at
  2. re: about; regarding
  3. #; #s number; numbers
  4. ?; ?s question; questions
  5. : following; to follow
  6. C it follows that
  7. wh/ which
  8. vs against; versus
  9. w/ with
  10. w/o without
  11. b/c because
  12. / or (pen/pencil)
  13. * times (2*); multiply by
  14. > more than
  15. < less than; therefore
  16. i.e: example; means; implies
  17. s/b: should be

Một số cụm từ viết tắt thông dụng trong tiếng Việt :

  1. “biết rồi” thành “bit rui”.
  2. “bây giờ” thành “bi h”.
  3. “không” thành “0”, “ko”, “k”, “kh”, “kg”, …
  4. Chữ “qu” thành “w”.
  5. Chữ ““gì” thành “j”.
  6. Chữ “ng” ở cuối thì chỉ còn chữ “g”.
  7. E = M = em.
  8. N = anh
  9. Chèn tiếng Anh vào như: if = nếu, U = you = bạn, …

Phương pháp đọc SQ3R

Về phương pháp đọc SQ3R – viết tắt của Survey (Xem xét tổng quát); Question (Đặt câu hỏi); Read (Đọc); Recite (Nhắc lại/Nhớ lại); Review (Ôn tập)

Theo Teacher Vision

 

Liên hệ với chúng tôi

Xem thêm

0979.263.759