Độ tuổi thích hợp cho con dùng smartphone là khi nào?
Các chuyên gia tâm lý học Singapore chia sẻ về vấn đề nhiều cha mẹ quan tâm trong thời đại công nghệ: khi nào trẻ sẵn sàng cả về mặt thần kinh và cảm xúc để dùng smartphone?
(Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp, Thầy Trường mở các lớp học thêm toán 10, học thêm toán 11 tại Hà Nội)
Ngày nay, trẻ tầm 8 tuổi, thậm chí nhỏ hơn, đã hỏi cha mẹ: Bao giờ con mới được dùng smartphone? Không ít phụ huynh cảm thấy bối rối vì không biết liệu có nên cho con thoả ước nguyện hay trì hoãn việc này thêm nữa.
Lợi ích khi cho trẻ dùng smartphone là khả năng bạn kết nối liên tục với con.
Với nhiều phụ huynh bận rộn thời nay thì đó là cách tiện ích để luôn giữ liên lạc và theo sát con. Tuy nhiên, ai cũng biết rằng, để con dùng smartphone và thường xuyên online đi kèm với rất nhiều nguy cơ. Tỷ phú Bill Gates từng tiết lộ, ông chỉ cho phép các con dùng smartphone ở tuổi 14. Bởi ông cảm thấy, bọn trẻ cần đủ lớn để thể hiện rằng, chúng có khả năng kiềm chế, không vượt quá giới hạn. Bên cạnh đó, trẻ cần phải hiểu giá trị đích thực của việc giao tiếp trực tiếp.
“Bill Gates không phải người duy nhất thực hiện mô hình gia đình hạn chế công nghệ”, Walter Lim, giám đốc công ty tiếp thị nội dung số ở Singapore, cho biết. “Steve Jobs, Chris Anderson, cựu biên tập viên tạp chí công nghệ Wired và Evan Williams, người sáng lập Blogger, Twitter, Medium cũng thế”.
Vậy điều gì khiến các bậc thầy làng công nghệ này không cho phép con họ tiếp xúc sớm với công nghệ?
Lim lý giải: “Smartphone giống như ma tuý vậy. Cùng với các ứng dụng của mình, đặc biệt là nền tảng mạng xã hội, chúng được thiết kế để gây hứng thú, để lôi cuốn người dùng, đưa họ vào vòng quay không ngừng của việc sử dụng”.
Cho con dùng smartphone quá sớm có thể gây hại nhiều hơn đem lại lợi ích.
Liên tục sử dụng thiết bị kỹ thuật số làm suy giảm kỹ năng vận động và xã hội của trẻ. Thị lực của trẻ cũng bị ảnh hưởng, chưa kể nguy cơ gây xao nhãng việc học tập. Rốt cuộc, thời điểm thích hợp để cho con dùng smartphone là khi nào? Độ tuổi có phải yếu tố quyết định duy nhất không?
Susan Ng, thành viên Media Literacy Council, chia sẻ: “Tôi không chắc là có độ tuổi phù hợp để con dùng smartphone không. Theo cảm nhận của tôi, đứa trẻ phải sẵn sàng và đủ trưởng thành để hiểu việc sở hữu một chiếc điện thoại thông minh có ý nghĩa gì. Và cha mẹ mới là người đưa ra quyết cuối cùng về vấn đề này”.
Theo cô, để quyết định, trước hết, bạn cần trả lời câu hỏi: “Tại sao con tôi lại cần dùng smartphone?”.
“Nếu chỉ để giữ liên lạc, là một phần của lớp học của nhóm trường, không phải để chơi game, có thể một chiếc điện thoại 3G chức năng cơ bản là đủ”. Bạn có thể tham khảo một số quy tắc sau khi quyết định cho con dùng smartphone:
1Lựa chọn loại điện thoại thông minh phù hợp
Xem xét khả năng tài chính của bạn trước khi quyết định. Trên thực tế, sẽ tốt hơn nếu bạn cho con dùng một chiếc smartphone cũ hơn và ít tính năng như các dòng mới nhất.
Theo Lim, anh đã chứng kiến rất nhiều gia đình cho con dùng những mẫu smartphone mới nhất, cao cấp nhất chẳng khác nào điện thoại của cha mẹ. Rốt cuộc, cả nhà dành quá nhiều thời gian cho thiết bị mới mà chẳng quan tâm tới phần còn lại của gia đình.
2Đặt ra các quy tắc cơ bản cho việc sử dụng điện thoại thông minh
Bạn nên trò chuyện với con trước khi cho phép con dùng smartphone. Các chỉ dẫn, quy tắc sử dụng, hậu quả nếu con vi phạm quy tắc đều cần được phổ biến chi tiết tới con. Nhờ đó, cả bạn và con đều hiểu rõ mong đợi đối phương và giảm thiểu nguy cơ xung đột sau này. Chuyên gia Susan Ng. thậm chí còn thảo một bản hợp đồng, có cả chữ ký của cha mẹ và trẻ.
Về các quy tắc cơ bản, bạn nên đề cập tới những nội dung sau:
-
Số giờ con bạn có thể dùng smartphone mỗi ngày. 2-3 giờ/ngày là hợp lý. Việc giới hạn dữ liệu cũng nên được xem xét trong những khoảng thời gain bạn không có ở bên để giám sát con.
-
Khi nào con có thể dùng smartphone tại nhà. Ví dụ, không được phép dùng điện thoại trong bữa ăn và chỉ được dùng sau một thời điểm nhất định (9h tối chẳng hạn).
-
Thống nhất với con về việc kiểm tra đột xuất việc sử dụng smartphone. Nếu bạn muốn làm việc này, con bạn cần phải cảm thấy thoải mái
-
Thống nhất với con rằng nếu có quy tắc nào bị xâm phạm, bạn có quyền tịch thu điện thoại của con tới một thời điểm thích hợp.
3Trò chuyện với con về an ninh mạng
Đây nên là nỗ lực không ngừng nghỉ của bạn. Cảnh báo trẻ về những ứng dụng nguy hiểm có thể khiến trẻ tiết lộ quá nhiều thông tin cá nhân. Ngoài ra, còn một số điều cần lưu ý khác:
-
Không hiển thị vị trí hiện tại, đặc biệt, những địa điểm dễ dàng nhận biết ngay như trường học, nhà.
-
Tránh chụp ảnh hoặc ảnh tự sướng để lộ thông tin cá nhân như biển tên, áo đồng phục phần ghi tên trường, biển số xe, số nhà, chứng minh thư, hộ chiếu…
-
Quản lý mức độ riêng tư trên các ứng dụng, đặc biệt là mạng xã hội. Đặt chế độ “Chỉ bạn bè mới xem được” (Friends only) hoặc “Riêng tư” (Private).
-
Không gặp bất cứ ai mà trẻ chưa từng gặp hoặc tương tác trực tiếp ngoài đời. Nếu trẻ quyết định gặp người này, luôn đi cùng 1-2 người bạn.
-
Chú ý tìm kiếm dấu hiệu con bị bắt nạt trên mạng, ví dụ, con đột ngột rút khỏi mạng xã hội hay tỏ thái độ bài trừ.
4Dạy trẻ các nhận biết tin giả, tin rác
Một chủ đề lớn khác cần được cha mẹ đặc biệt lưu tâm khi cho trẻ dùng smartphone. Đó là cách phân biệt tin thật – tin giả. Walter Lim gợi ý phương pháp REACT:
1. Reflect – hồi tưởng, suy ngẫm: Nghĩa về những tin mà bạn đã đọc. Nó có vẻ đúng hay có gì bất thường?
2. Emotions – cảm xúc: Tin tức đó được viết theo cách khuấy động cảm xúc nơi người đọc? Phần lớn các nguồn tin chính thống, đáng tin cậy đều cẩn trọng trong việc sử dụng ngôn từ để không gây kích động.
3. Agenda – mục đích, động cơ riêng: Kiểm tra thông tin về tác giả hoặc tổ chức. Họ có mối liên hệ chính trị nào không? Liệu có lý do nào khiến họ biên soạn ra tin tức đó?
4. Check – kiểm tra những chi tiết sau:
-
Đường dẫn URL của trang web: Liệu nó có tình cờ bắt chước hoặc mô phỏng một trang web chính thống khác?
-
Thời hạn của trang web: Trang web được lập khi nào?
-
Ngôn ngữ: Nó có được viết bằng văn phong báo chí chuyên nghiệp không?
-
Hình ảnh: Hình ảnh là nguyên bản hay được cắt dán, chỉnh sửa từ trang web khác?
5. Trustworthiness – độ tin cậy: Đọc qua các bài báo trên trang web và xem video. Chúng có liên tục xuất hiện theo một mẫu nhất định không? Chúng có đáng tin không hay hàm chứa ẩn ý gì?
5Cài đặt ứng dụng kiểm soát dành cho phụ huynh
Việc này tuỳ thuộc vào mức độ tin tưởng giữa cha mẹ và con cái. Theo kinh nghiệm cá nhân, Lim, người có con trai 14 tuổi, cho biết: “Tôi không làm thế với con bởi cháu biết, chúng tôi đủ khả năng theo dõi việc dùng smartphone của con và có thể thi thoảng kiểm tra những hoạt động của cháu trên máy”. Tuy nhiên, nếu bạn quyết định chọn dùng một ứng dụng để kiểm soát con, hãy ghi nhớ quy tắc: cực kỳ nghiêm khắc lúc đầu và từ từ mới nới lỏng dần ra.
6Làm tấm gương tốt cho con
Sự thật là cha mẹ thường là thủ phạm lớn nhất trong những vụ lạm dụng smartphone, gây ảnh hưởng tới đời sống gia đình. Do đó, nếu không làm gương, con trẻ sẽ không phục, không chịu nghe chúng ta. Sau đây là một số lưu ý để cha mẹ thực hiện nghiêm túc việc dùng smartphone một cách khôn ngoan nhất:
-
Tránh dùng smartphone khi trò chuyện với người khác.
-
Áp dụng quy định “không smartphone trong phòng ngủ”.
-
Giới hạn việc dùng smartphone đẻ giải trí hoặc vì mục đích giết thời gian. Thay vào đó, lấy một cuốn sách và đọc.
-
Tuyệt đối không dùng smartphone trong bữa ăn. Tận dụng thời gian này để trò chuyện với con, chia sẻ tin tức cập nhật.
-
Đề nghị con giám sát hoạt động dùng smartphone của bạn. Bằng cách chỉ ra những lần bạn vi phạm, con cũng sẽ học được cách tránh những vi phạm đó.
Theo Smart Parents